CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP THƯỜNG GẶP

Bệnh Hô Hấp

DANH SÁCH BÁC SĨ

Các chuyên gia hô hấp đầu ngành

ThS.BS. NGUYỄN HỒNG ĐỨC

ThS.BS. NGUYỄN HỒNG ĐỨC

  • Giảng viên bộ môn nội hô hấp Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Nguyên Trưởng khoa Phòng Khám  BV Phạm Ngọc Thạch
  • Xem thêm...

TS.BS.LÊ KHẮC BẢO

TS.BS.LÊ KHẮC BẢO

  • Giảng viên chính - Bộ môn nội hô hấp Đại học Y Dược 
  • Phó khoa hô hấp - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
  • Xem thêm...

 
TS.BS.NGÔ TÍCH LINH

TS.BS.NGÔ TÍCH LINH

  • Trưởng bộ môn Tâm Thần  - Đại học Y dược TP. HCM
  • Bác sĩ khoa thần kinh Bệnh Viện Đại Học Y Dược
  • Bác sĩ chuyên điều trị rối loạn tâm lý, trầm cảm, mất ngủ
  • Xem thêm...

BS.CKI. TÔ MỸ HƯƠNG

BS.CKI. TÔ MỸ HƯƠNG

  • Nguyên bác sĩ chuyên khoa hô hấp Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
  • Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt
  • Xem thêm ..

TRANG THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ

LIÊN HỆ PHỔI VIỆT

Phòng khám chuyên khoa hô hấp PHỔI VIỆT

Địa chỉ
20-22 Ngô Quyền , Phường 5, Quận 10, TP.HCM
Điện thoại
(028) 39.575.099 - 0903.903.884 (Zalo)

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

  • Bệnh lao có chữa hết không?

    Lao là bệnh có thể điều trị khỏi. Bệnh nhân phải được bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi được chẩn đoán, đặc biệt là những người lao phổi M(+), tức là người có vi trùng nhìn thấy trực tiếp trong đàm. Tuy nhiên, điều trị lao đòi hỏi thời gian dài, bệnh nhân cần phải hiểu và tuân theo những nguyên tắc điều trị: dùng thuốc đúng liều, đều đặn, đủ thời gian.
     
    - Tại sao?
     
    Vì trong cơ thể người mắc bệnh lao có nhiều dân số trực khuẩn lao khác nhau:
     
    ·       Nhóm trực khuẩn đang hoạt động và sinh sản: loại này có nhiều trong các hang lao, tức là các lỗ lủng trong phổi theo cách nói thông thường. Nhóm này dễ bị thuốc kháng lao tiêu diệt.
     
    ·       Nhóm sinh sản chậm nằm trong các đại thực bào, khó bị tiêu diệt hơn.
     
    ·       Nhóm ngủ yên, sinh sản cực kỳ chậm, nằm rải rác trong các mô cơ thể. Các vi khuẩn trong nhóm này không sinh sản nhưng vẫn sống. Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu đi chúng sẽ hoạt động trở lại. Nhóm này rất khó bị tiêu diệt.
     
    Mặt khác vi khuẩn lao có đặc điểm là có một số vi khuẩn tự nhiên có khả năng chống lại được thuốc kháng lao, gọi là kháng thuốc (lờn thuốc). Số vi khuẩn càng đông càng có khả năng có nhiều vi khuẩn kháng thuốc.
  • Các dấu hiệu bệnh lao là gì?

    Các dấu hiệu của bệnh laoNgười bị lao phổi thường có những triệu chứng sau đây:

    - Ho khạc kéo dài trên 3 tuần

    - Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi

    - Sốt nhẹ về chiều

    - Ra mồ hôi đêm

    - Đau ngực, khó thở

    - Ho ra máu

    Vi trùng lao có thể gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể: lao phổi, lao xương, lao da, lao thận, lao màng não, lao hạch, v.v. Lao phổi là thường gặp nhất, lao ngoài phổi ít gặp hơn. Chỉ có lao phổi mới lây.

  • Sau khi rút dịch màng phổi, khi hít thở nghe có tiếng lạ trong phổi là nguyên nhân gì?

    Tiếng động lụp bụp nghe được là tiếng cọ màng phổi khi dịch màng phổi bắt đầu rút đi. Khi dịch màng phổi rút đi sẽ tạo ra một lớp cặn Hình ảnh tràn dich màng phổikeo sệt và dính. Vào thời điểm nghe tiếng động, có thể hai màng phổi chưa dính lại với nhau nên vẫn nghe tiếng kêu đó. Tuy nhiên nhất thiết không được được để dính hai màng phổi lại với nhau vì thế bệnh nhân cần phải tập một số động tác như vươn vai vặn mình, dùng bong bóng loại lớn thổi nhiều lần trong ngày. Thổi bong bóng để làm nở phổi  và phổi di chuyển qua lại mà không dính lại. Hít thật sâu có thể và thở ra hết hơi có thể ( lúc thở nhanh và mạnh, kéo dài). Các động tác trên gọi là vật lý trị liệu dành cho người bị tràn dịch màng phổi

  • Lao màng phổi gây tràn dịch màng phổi có cần kiêng cử gì không?

    Không kiêng cữ thức ăn gì cả trừ những thức ăn bệnh nhân bị dị ứng làm bệnh nhân ngứa mề đay mỗi khi ăn thức ăn đó. Bệnh nhân Lao màng phổinên ăn uống bổ dưỡng để có sức khỏe nhằm chống lại bệnh. Tắm rửa bình thường nhưng đừng tắm vào cữ tối, nếu tắm được nước ấm càng tốt.Về việc chọc dò dịch màng phổi thì tùy vào đánh giá của từng Bs để làm xét nghiệm thêm nhằm đánh giá chính xác tình trạng bệnh của bạn.Hoặc là chọc dò nếu lượng dịch của bạn nhiều làm bạn khó thở nhằm giải tỏa bớt dịch trong thời gian đầu. Dịch màng phổi sẽ giảm dần khi mình điều trị lao nếu đúng là bạn bị lao màng phổi. Thời gian dịch giảm tùy từng người nhưng khoảng 1 tháng thì dịch có thể giảm gần hết và 2 tháng thì hết hẳn.Dịch này sẽ rút hết khi điều trị hiệu quả lao. Yêu cầu là bạn sẽ phải tập vật lý trị liệu để khi dịch rút đi bạn không bị dính màng phổi do cặn của dịch đó để lại làm keo dính 2 màng phổi với nhau.Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để đươc hướng dẫn việc hít thở và vận động thể dục hợp lý

  • Tại sao đã hoàn thành điều trị lao màng phổi phác đồ 6 tháng vẫn bị đau sống lưng và bên phổi nơi dịch tràn?

    Bạn bị lao màng phổi gây tràn dịch màng phổi và điều trị theo phác đồ 6 tháng là kết thúc. Khi bạn kết thúc phác đồ đó thì được đánh giá là hoàn thành điều trị và bạn đã khỏi bệnh lao màng phổi. Khi bạn bị lao màng phổi gây tràn dịch màng phổi thì sau thời gian khoảng 1 tháng dịch sẽ rút hết và để lại ổ cặn hoặc dính màng phổi nếu bạn không tập vật lý trị liệu đúng cách từ lúc khởi động điều trị. Tình trạng đau của bạn khi hít sau và ho mạnh hoặc vươn vai, vươn tay là do dính màng phổi. Những cơn đau đó đa số là ko có hại gì cả mà chỉ gây khó chịu thôi. Dính màng phổi có thể gây hội chứng hạn chế của phổi vì phổi không thể co lại được như bình thường. Bạn vẫn có thể làm việc bình thường được, không cần phải kiêng cữ gì cả. Bạn nên tập thể dục, chơi thể thao để cải thiện khả năng hít thở của phổi và khả năng gắng sức của bạn, tập tạ được không vấn đề gì cả với điều kiện tập vừa sức và đúng cách. Bạn lên kg khi điều trị là một dấu hiệu tốt vì sức khỏe của bạn đã hồi phục nhưng đừng để tăng cân quá nhiều.

  • Tràn khí màng phổi xuất viện vẫn thấy đau ở vị trí dẫn lưu là vì sao?

    Nếu đau nhẹ và ngay vị trí dẫn lưu thì không đáng ngại do vết thương dẫn lưu làm bạn bị đau. 

    Nếu bạn đau tăng lên và kèm theo triệu chứng tức ngực, khó thở thì phải quay lại tái khám ở chỗ bạn từng đặt dẫn lưu để kiểm tra lại.
    Bạn nên tái khám theo hướng dẫn của Bs để kiểm tra kỹ về sự hồi phục của phổi.

CHƯƠNG TRÌNH TRỰC TUYẾN: PHỔI VIỆT TRAU CHUỐT TỪNG HƠI THỞ