Không phải trường hợp nào ho kéo dài cũng là hen. Việc cảnh giác chẩn đoán hen suyễn là rất tốt, tuy nhiên cần lưu ý rằng chẩn đoán hen suyễn là chẩn đoán loại trừ.

Làm thế nào để chẩn đoán hen chính xác?

CHẨN ĐOÁN HEN CHÍNH XÁC

TS.BS. Lê Khắc Bảo

Giảng viên Bộ Môn Nội - Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Cố vấn trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

 

Điều trị hen suyễn để đạt được mức tối ưu cần phải thỏa mãn được năm thành tố:

 

 

I. Chẩn đoán nhầm hen:

Chẩn đoán nhầm sẽ không thể điều trị đúng được, và đó là lý do đầu tiên làm cho điều trị hen không đạt được mức tối ưu. Chẩn đoán nhầm vì thế được ví như là: “hiệp sỹ đánh nhau với cối xay gió”.

Không phải trường hợp nào ho kéo dài cũng là hen. Ho kéo dài có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Việc cảnh giác chẩn đoán hen suyễn là rất tốt, tuy nhiên cần lưu ý rằng chẩn đoán hen suyễn là chẩn đoán loại trừ, nghĩa là người bác sỹ sau khi loại trừ được tất cả các chẩn đoán khác giống hen suyễn thì mới được quyền chẩn đoán hen.

Ngay cả trường hợp bệnh nhân có ho kéo dài, đo chức năng hô hấp thấy tắc nghẽn đường thở cũng không phải chắc chắn là hen suyễn.

Đã có trường hợp bị chẩn đoán nhầm là “Hen dạng ho” nhiều năm tháng nhưng thực ra là dị vật đường thở bỏ quên. Như vậy hô hấp ký thực ra chỉ giúp ích cho chẩn đoán hen suyễn chứ không phải là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán hen suyễn. Nghĩa là hô hấp ký có tắc nghẽn đường thở thì không chắc chắn là hen suyễn, và ngược lại hô hấp ký không có tắc nghẽn đường thở thì cũng không loại trừ được chẩn đoán hen suyễn.

Dị vật đường thở chứ không phải hen

Lại có trường hợp lao phế quản –  là bệnh lý tổn thương lao tại phế quản gây hẹp lòng phế quản, có triệu chứng y như hen suyễn, nhưng không phải là hen suyễn.

Bệnh mềm sụn thanh quản làm xẹp quá mức đường thở ở thì thở ra trên người lớn tuổi cũng có thể bị chẩn đoán nhầm là hen suyễn.

 

Lao phế qiarn bị chẩn đoán nhầm là hen

 

 

Xẹp đường thở lớn bị chẩn đoán nhầm là hen

Và còn rất, rất nhiều bệnh lý khác giống như hen mà không phải là hen cần phải được chẩn đoán phân biệt loại trừ ra trước khi chẩn đoán hen suyễn.

  • Viêm quá phát Amidan – VA ở trẻ em.
  • Trào ngược họng – thanh  quản.
  • Rối lọan vận động dây thanh âm.
  • Suy tim trái do TMCT âm thầm ở người già.
  • COPD trên người nam lớn tuổi hút thuốc lá.
  • Rối lọan trầm cảm – lo âu trên cơ địa phụ nữ trẻ .v.v.

Theo nhóm công tác của Hội hô hấp châu Âu, để tránh chẩn đoán nhầm lẫn hen suyễn, cần theo sát những nguyên tắc sau đây:

Chẩn đoán Hen chính xác phải dựa trên:

  1. Bệnh sử – tiền căn bản thân – gia đình phù hợp.
  2. Chứng cứ  tắc nghẽn đường thở có phục hồi và thay đổi theo thời gian.
  3. Lọai trừ các chẩn đóan phân biệt  giống hen.

 

Chẩn đoán phân biệt cần đặt ra trước bệnh nhân:

  1. Ho, khò khè kèm tắc nghẽn đường thở.
  2. Đã được chẩn đóan và điều trị như hen.
  3. Không đáp ứng rõ ràng với điều trị hen.

 

Tránh chẩn đoán nhầm hen:

  1. Chẩn đoán xác định hen bằng cách chẩn đóan lọai trừ các chẩn đoán phân biệt.
  2. Hô hấp ký là cần nhưng chưa đủ để chẩn đóan hen.
  3. Điều trị hen bằng thuốc ICS trong 2 – 4 tuần mà không cải thiện cần nghi ngờ chẩn đóan nhầm.
  4. Viết sẵn bảng các chẩn đoán phân biệt của hen và dùng khi gặp trường hợp khó.
  5. Không ngần ngại tham khảo ý kiến đồng nghiệp, chuyển tuyến chuyên khoa.

Bài viết gần đây

08-10-2021

Điều trị hen suyễn theo cá thể là hướng điều trị vẫn dựa trên các hướng dẫn chuẩn, tuy nhiên được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá thể ( tình trạng bệnh, khả năng dùng thuốc..)

22-07-2021

Các dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ em bao gồm: ho, khò khè, thở nhanh hay nông, tức ngực.  Các triệu chứng này có thể sẽ nặng hơn vào ban đêm gần sáng, lúc trời lạnh

25-03-2021

Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng viêm đường hô hấp bằng cách đo khí Nitric Oxide trong hơi thở ra (FeNO),  giúp chẩn đoán và theo dõi chính xác tình trạng hen suyễn của bệnh nhân