Hóc – sặc là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ trong khi ăn. Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở, tùy trường hợp mà có cách xử trí hợp lý.

Xử lý dị vật đường thở ở trẻ em

XỬ TRÍ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ EM

BS. Nguyễn Ngô Vi Vi

Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

 

Hóc – sặc là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ trong khi ăn. Khi phát hiện hay

nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở, tùy từng trường hợp mà có cách xử trí hợp lý. Cần giữ bình tĩnh, tránh cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy vào sâu hơn. Đôi khi trong những trường hợp nặng, nếu cha mẹ không biết cách và không kịp xử lý trong vòng từ 5 đến 10 phút thì tính mạng trẻ có thể bị đe dọa.

Bài viết sau hướng dẫn sơ cứu, xử lý đúng cách khi trẻ bị hóc dị vật đường thở các bậc cha mẹ cần phải biết.

 

Nhận biết trẻ bị dị vật đường thở:

  • Hoàn cảnh thường xảy ra đột ngột khi bé đang bú, đang ăn hay đang ngậm chơi những đồ vật nhỏ
  • Trẻ đột nhiên ho sặc sụa, dữ dội, tím tái, tay chân cứng đờ, không thể khóc, ú ớ…
  • Trường hợp nhẹ tình trạng hít sặc có thể chỉ thoáng qua như trẻ ho vài tiếng, tím nhẹ rồi tự hết
  • Trường hợp nặng thì có thể xuất hiện nước, sữa, canh… trào ra từ mũi, miệng của bé. Nặng nhất là có thể xuất hiện những cơn ngừng thở và tử vong ngay lúc đó

CÁCH XỬ TRÍ CẤP CỨU KHI TRẺ BỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ:

Trẻ sơ sinh và lứa tuổi mẫu giáo rất dễ bị hóc, ngạt thở do những thứ nhỏ hơn 1 cái pin con thỏ. Đe phòng rủi ro, các đồ vật nhỏ cần để xa tầm tay trẻ, cắt thức ăn thật nhỏ và giám sát khi trẻ ăn, đặc biệt với trẻ dưới 5 tuổi

Với trường hợp trẻ sơ sinh, nếu trẻ có dấu hiệu bị ngạt thở, hãy gọi ngay số cấp cứu 115 và làm theo các bước ở hình dưới. Trong tình huống trẻ được sơ cứu thành công và không cần đưa đi cấp cứu, hãy để trẻ ở nhà và tiếp tục theo dõi thêm

Với các trẻ lớn hơn, khi thấy trẻ có dấu hiệu bị ngạt, bạn hãy yêu cầu trẻ ho mạnh để dị vật có thể theo đó ra ngoài. Nếu biện pháp này không hiệu quả, hãy thực hiện các bước sơ cứu theo hình dưới

 

Thực hiện các bước sơ cấp cứu ngay tức khắc theo hướng dẫn bên dưới, không cần đợi đến khi có người giúp đỡ hay nhân viên y tế.

NẾU TRẺ DƯỚI 1 TUỔI:

 

Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay, đầu chúc xuống hơi thấp hơn ngực, cánh tay thả lỏng. Đỡ đầu của trẻ bằng long bàn tay. Nếu trẻ quá nặng, bạn có thể đặt bé nằm xuống đùi. Lấy gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng (vùng giữa hai xương bả vai). Kiểm tra xem miệng có dị vật nào không và lấy ra

Đặt trẻ nằm với đầu thấp hơn thân. Đặt 3 ngón tay phải ở giữa ngực trẻ (xương ức, ngay dưới núm vú). Ngón giữa nên để ngay giữa ngực. Khi đã đặt các ngón tay đúng chỗ, nâng ngón tay giữa và chỉ dung các ngón tay còn lại để đẩy lên 5 lần, thật chắc. Kiểm tra miệng xem có dị vật gì không

Xem bé đã thở lại chưa, nếu chưa, tiếp tục thực hiện vỗ lưng, ấn ngực cho tới khi xe cấp cứu tới

 

NẾU TRẺ TRÊN 1 TUỔI:

     

Cho trẻ ngồi trên ghế, cúi thấp người. Lấy gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng (vùng giữa hai xương bả vai). Kiểm tra miệng xem có dị vật gì không và lấy ra. Nếu không hiệu quả, tiếp tục ấn ngực

Để trẻ đứng cúi thấp người. Đặt gót bàn tay vào giữa ngực trẻ, ấn 5 lần thật chắc chắn. Tay còn lại giữ lưng trẻ. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật gì không và lấy ra

Kiểm tra xem trẻ đã thở trở lại chưa, nếu chưa tiếp tục thực hiện vỗ lưng, ấn ngực cho tới khi xe cấp cứu đến

 

Sau khi sơ cứu, nếu thấy trẻ hồng hào, bình thường trở lại, cũng nên đưa đến bác sĩ, để kiểm tra lại có còn sót dị vật hay không.

Hơn nữa, cần tránh đút cho trẻ ăn khi trẻ đang khóc, hay đang chơi đùa. Cho ăn vừa với khả năng nhai nuốt của trẻ.

Tránh hăm dọa trẻ, làm trẻ hoảng sợ, dễ gây hóc, sặc trong khi ăn uống.

CHÚ Ý:

  • Khi trẻ bị hóc dị vật, người sơ cứu tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, điều này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trẻ càng khó thở hơn
  • Ba mẹ và những người chăn sóc trẻ nên tham gia khóa huấn luyện hay xem kỹ các kiển thức về kỹ năng sơ cấp cứu khi bị hóc dị vật để áp dụng ngay khi cần thiết

Bài viết gần đây

17-08-2021

Viêm phổi cộng đồng  là tình trạng phổi bị tổn thương (viêm) cấp tính do nguyên nhân nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm,…) xảy ra ngoài bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc y tế.

12-04-2021

Ung thư phổi là bệnh liên quan đến sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào trong mô phổi tạo thành khối u ác tính ở phổi. Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

13-12-2017

Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, đặc biệt là ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi do khoang mũi và cấu trúc đường thở nhỏ dễ bị tắc nghẽn hơn so với trẻ lớn và người lớn