Cúm là một bệnh phổ biến, có lây lan mạnh, gây nhiều gánh nặng lên cuộc sống . Tiêm ngừa cúm đã được minh chứng là có hiệu quả làm giảm gánh nặng của cúm trên cộng đồng

Tiêm ngừa cúm

Tiêm ngừa cúm

TS.BS. Lê Khắc Bảo

Giảng viên chính Bộ môn Nội Trường Đại Học Y Dược

Tổng thư ký hội hô hấp TPHCM

Cố vấn chuyên môn Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

 

I.   Tại sao phải tiêm ngừa cúm:

  1. Vì cúm rất phổ biến trên toàn thế giới
  2. Vì khả năng lây lan của cúm rất cao

Khả năng lây lan của các bệnh khác nhau

Loại, nơi tiếp xúc

LAO

CÚM

Siêu vi RSV

KHÁC

Tiếp xúc xã hội

Thấp

Vừa

Thấp

Vừa

Lớp học, làm việc

Vừa

Cao

Thấp

Thấp

Quán bar, câu lạc bộ

Cao

Cao

Thấp

Thấp

Du lịch theo tour

Vừa

Cao

Thấp

Thấp

Nhà tập thể

Cao

Cao

Vừa

Cao

Nhà

Cao

Cao

Vừa

Cao

Mất thông thoáng khí

Cao

Cao

Không

Thấp

                        N Engl J Med 348; 13 www.nejm.org March 27, 2003

 

Các con đường lây truyền của cúm rất đơn giản:

  • Người bị cúm có thể lây cho người chung quanh khi hắt hơi, ho, nói chuyện
  • Một cái hắt hơi làm virus cúm được bắn ra ngoài với tốc độ 167 km/giờ và đến được khoảng cách 5m trong thời gian 1/10 giây
  • Người bị cúm có thể lây cho người chung quanh 2 ngày trước khi và kéo dài 5 ngày sau khi có triệu chứng
  • Một người bị cúm có thể lây cho 70% hành khách trên cùng chuyến bay

Cúm rất hay đột biến gen vì thế luôn trở nên mới đối với miễn dịch cơ thể, làm cho sô người mắc luôn cao, tạo tính lây lan càng mạnh hơn

Cấu tạo của siêu vi cúm trên kính hiển vi điện tử

Cúm gây thiệt hại nặng:

Số ca bệnh và mức đô ảnh hưởng của cúm rất cao

 

Số ca bệnh                             25 – 50 triệu

Ngày ốm                                 100 – 200 triệu ngày

Nghỉ học nghỉ làm                   Hàng chục triệu ngày

Nằm bệnh viện                       80.000 – 550.000

Tử vong                                  34.000 – 51.000

Thiệt hại                                  Nhiều tỷ USD

 

Robert A. Weinstein, MD Update on seasonal and pandemic influenza readniness and treatment

 

Danh sách 10 bệnh có tần suất cao nhất tại Việt Nam là:

TT

Bệnh/ Hội chứng

Tần suất ( 100.000 dân)

1

Hội chứng cúm

2265.90

2

Hội chứng Lỵ

1200.61

3

Thủy đậu

62.75

4

Adeno vi rút

45.74

5

Quai bị

16.51

6

Viêm gan vi rút

13.92

7

Lỵ Amip

12.27

8

Lỵ trực trùng

8.69

9

Sốt Dengue/ SXH Dengue

5.71

Cục phòng chống cúm Quốc Gia

 

Nguyên nhân gây tử vong của cúm thông thường là:

  • Viêm phổi, viêm não do virus cúm có độc lực quá cao
  • Nặng lên thêm bệnh sẵn có
  • COPD
  • Hen
  • Tử vong thường xảy ra ở đối tượng nguy cơ cao:
  • Người lớn tuổi > 65
  • Trẻ em, phụ nữ có thai
  • Người có bệnh mạn tính: đái tháo đường, suy tim …

II.         Lợi ích của tiêm ngừa cúm:

1.   Giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong trong mùa cúm

      Giảm 56% bệnh hô hấp, giảm 53% viêm phổi, giảm 50% nhập viện, giảm 68% tử vong

2.   Lợi ích trên bệnh nhân COPD

      6 khảo sát trên bệnh nhân COPD

  • Làm giảm các đợt cấp trên bệnh nhân COPD
  • Tăng nhẹ phản ứng tại chỗ, không ảnh hưởng đến đợt cấp

      Hiệu quả bảo vệ thường xuất hiện khoảng 2 tuần sau tiêm

  • Hiệu quả bảo vệ thường là 70%-80%
  • Nếu bị cúm thì bệnh thường nhẹ hơn

      Vaccin cúm không giúp chống lại bệnh do những virus khác gây ra nhưng có biểu hiện giống cúm

                    Cochrane database Sys Rev 2006 Jan 25

3.   Lợi ích trên bệnh nhân bệnh mạch vành:

           Giúp giảm nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim

         Naghvi et al. Circulation 2000: 102: 3039-45

4.   Lợi ích trên người lớn tuổi mắc các bệnh mạn tính

      Giảm tỷ lệ nhập viện 29%, tỷ lệ tử vong 49%, tiết kiệm được chi phí 166 dollars Mỹ cho mỗi người được tiêm phòng

      Nichol K.L., Wuorenma J.Benefits of influenza vaccination for low-intermediate and high risk citizens. Arch Intern Med/vol 158, 1998

5.   Lợi ích trên trẻ em

      Giúp giảm tỷ lệ mắc cúm A 83% và tỷ lệ viêm tai giữa 36%

      Heikkinen T, Ruuskanen O, Waris M, Ziegler T, Arola M, Halomen P.Influenza vaccination in the prevention of acute otitis media in  children. AJDC 1991; 45:445-48

III.   Tiêm ngừa cúm như thế nào?

  1. Nhóm đói tượng có nguy cơ măc các biến chứng liên quan đến cúm:

Người già trên 65 tuổi

Phụ nữ có dự định mang thai trong mùa cúm

Trẻ em từ 6-23 tháng tuổi

Người bệnh mạn tính: Hen suyễn, COPD; Bệnh mạch vành; Đái tháo đường.

Người (6 tháng – 18 tuổi) phải dùng Aspirin dài hạn

  1. Nhóm đối tượng có khả năng truyền bệnh cúm cho người có nguy cơ cao mắc các biến chứng liên quan đến cúm

Nhân viên y tế chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân mạn tính hay sản phụ

Người chăm sóc trực tiếp cho người già, người mắc bệnh mạn tính

Người chăm sóc trực tiếp cho trẻ em từ 0-23 tháng tuổi

Người sống chung với các đối tượng nguy cơ cao

  1. Nhóm đối tượng có khả năng hưởng lợi nhiều từ việc tiêm ngừa cúm

Người lao động trưởng thành

Trẻ em đang độ tuổi đi học

Người cung cấp các dịch vụ thiết yếu

Du khách

  1. Tiêm ngừa cúm nên thực hiện như thế nào

Thời điểm tiêm: đầu mùa cúm mỗi năm

Liều lương tiêm ngừa:

Trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi: tiêm 0.25 ml từ 1-2 liều

Trẻ từ 3 tuổi – 9 tuổi: tiêm 0.5ml từ 1-2 liều

Người > 9 tuổi: tiêm 0.5ml, 1 liều

Bài viết gần đây

17-08-2021

Viêm phổi cộng đồng  là tình trạng phổi bị tổn thương (viêm) cấp tính do nguyên nhân nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm,…) xảy ra ngoài bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc y tế.

12-04-2021

Ung thư phổi là bệnh liên quan đến sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào trong mô phổi tạo thành khối u ác tính ở phổi. Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

13-12-2017

Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, đặc biệt là ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi do khoang mũi và cấu trúc đường thở nhỏ dễ bị tắc nghẽn hơn so với trẻ lớn và người lớn