Viêm mũi dị ứng VMDU là hiện tượng viêm tại niêm mạch mũi do dị ứng. Trên lâm sàng VMDU được chẩn đoán khi có ≥ 2 tiêu chí chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi kéo dài hơn 1giờ/ ngày

Viêm mũi dị ứng

Hen suyễn và viêm mũi dị ứng

TS.BS. Lê Khắc Bảo                                               

Giảng viên bộ môn Nội - Đại Học Y Dược TPHCM                                           

Cố vấn chuyên môn Trung Tâm Điều Trị Bệnh Hô Hấp Phổi Việt

 

I. Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng viêm tại niêm mạch mũi do cơ chế dị ứng.Trên lâm sàng viêm mũi được chẩn đoán là khi khi có ≥ 2 tiêu chí sau kéo dài hơn 1 giờ/ ngày:

  • Chảy nước mũi
  • Nghẹt mũi
  • Hắt hơi / ngứa mũi

 

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp. Nghiên cứu trên nhóm dân số trẻ em tuổi từ 13 – 14 tại nhiều quốc gia cho thấy tần suất trẻ mắc viêm mũi dị ứng thay đổi từ 5% - 20%. Mặc dù chưa có nghiên cứu lớn tại Việt nam về tần suất viêm mũi dị ứng nhưng chắc chắn tần suất viêm mũi dị ứng tại Việt nam không thấp, khi tính đến điều kiện môi trường ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.

 

Viêm mũi dị ứng thường kèm theo các biểu hiện ở mắt bao gồm đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, thường được gọi dưới tên là viêm kết mạc dị ứng. Ngoài ra tổn thương viêm mũi dị ứng có thể lan cả ra thành sau họng làm viêm và nghẹt ống tai vòi, là một ống nối giữa tai giữa và họng giúp cân bằng áp lực giữa hai bên màng nhĩ, hậu quả là người bị viêm mũi dị ứng có thể bị ngứa tai, ù tai.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Ngoài các triệu chứng tại chỗ như đã kể trên, viêm mũi dị ứng còn ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống.

 

Hướng dẫn ARIA, khuyến cáo điều trị viêm mũi dị ứng kết hợp với hen suyễn, đã phân loại viêm mũi dị ứng tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của viêm mũi, và tính chất dai dẳng của triệu chứng.

Viêm mũi dị ứng được gọi là nhẹ khi không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như vừa kể trên, ngược lại, được gọi là trung bình – nặng khi có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Viêm mũi dị ứng được gọi là gián đoạn khi triệu chứng kéo dài < 4 ngày/ tuần hoặc < 4 tuần liên tiếp, ngược lại, được gọi là dai dẳng khi triệu chứng kéo dài hơn 4 ngày trong tuần và hơn 4 tuần liên tiếp.

Dựa trên hai tiêu chí này, người ta có: (1) viêm mũi dị ứng nhẹ, gián đoạn; (2) viêm mũi trung bình – nặng, gián đoạn; (3) viêm mũi nhẹ, dai dẳng; (4) viêm mũi trung bình – nặng, dai dẳng.

Viêm mũi dị ứng cần phải được điều trị tối ưu vì: (1) Tần suất bệnh cao; (2) Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống nhiểu; (3) Nhiều bệnh đồng mắc; (4) Chi phí kinh tế xã hội cao; (5) Viêm mũi dị ứng thường kiểm soát kém.

II.  Ảnh hưởng của viêm mũi dị ứng trên hen

 

Tương tác giữa hen và viêm mũi dị ứng

  • Cùng cơ chế bệnh sinh: viêm
  • Viêm mũi dị ứng không kiểm soát à hen không kiểm soát 
  • Điều trị kiểm soát tốt viêm mũi dị ứng à giúp hen được kiểm soát tốt

Trên thực tế viêm mũi dị ứng kết hợp trên bệnh hen thường bị: (1) chẩn đoán sai; (2) chẩn đoán sót; (3) điều trị sai; (4) điều trị không đầy đủ.

 

Kỹ thuật sử dụng bình xịt mũi, cũng giống như trường hợp sử dụng bình xịt – hút trong điều trị hen và COPD, thường là sai. Trên đây là hình ảnh cho thấy kỹ thuật xịt mũi sai (hình bên trái) và đúng (hình bên phải).

 

III.  Điều trị đồng thời hen và viêm mũi dị ứng:

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng kết hợp hen tuân theo hướng dẫn ARIA.

LTRA là thuốc lựa chọn kết hợp trong trường hợp vừa có hen và VMDU.

Lưu ý LTRA đơn thuần chỉ có hiệu quả trong hen nhẹ - trung bình.

 

Kết luận: Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp để lại nhiều gánh nặng cho bệnh nhân, tuy nhiên lại hay bị bỏ qua; Viêm mũi dị ứng và hen thường đi kèm với nhau và làm hen nặng thêm lên; Điều trị đồng thời hen và viêm mũi dị ứng giúp cải thiện kiểm soát hen

 

Bài viết gần đây

08-10-2021

Điều trị hen suyễn theo cá thể là hướng điều trị vẫn dựa trên các hướng dẫn chuẩn, tuy nhiên được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá thể ( tình trạng bệnh, khả năng dùng thuốc..)

22-07-2021

Các dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ em bao gồm: ho, khò khè, thở nhanh hay nông, tức ngực.  Các triệu chứng này có thể sẽ nặng hơn vào ban đêm gần sáng, lúc trời lạnh

25-03-2021

Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng viêm đường hô hấp bằng cách đo khí Nitric Oxide trong hơi thở ra (FeNO),  giúp chẩn đoán và theo dõi chính xác tình trạng hen suyễn của bệnh nhân