Ung thư phổi là một bệnh lý nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện bệnh trễ. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp giảm chi phí điều trị, giảm tỉ lệ tử vong, và có thể chữa lành.

Tầm soát ung thư phổi

Tầm soát ung thư phổi

ThS.BS. Trần Thị Thúy Tường

Giảng viên bộ môn Nội hô hấp Trường Đại Học Y Dược TP.HCM

Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

 

Ung thư phổi là một bệnh lý nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện bệnh trễ. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp giảm chi phí điều trị, giảm tỉ lệ tử vong, và có thể chữa lành. Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao  nên được tầm soát ngay. Xét nghiệm tầm soát là CT scan ngực liều thấp. Thời gian tầm soát lại phụ thuộc vào kết quả của lần chụp CT scan đầu tiên.

I. Tại sao cần tầm soát ung thư phổi

Phổi là một trong những cơ quan quyết định sự tồn tại của cơ thể. Ung thư phổi là tình trạng, các tế bào phổi phát triển một cách không kiểm soát thành khối u và xâm lấn sang các cơ quan lân cận khác nếu không được điều trị. Các tế bào ung thư này sẽ thay thế các mô lành và làm cho phổi không hoạt động.

Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn các ung thư khác như đại tràng, vú hay tiền liệt tuyến. Phần lớn số tử vong là do phát hiện ung thư phổi khi nó đã lan rộng. Tầm soát ung thư phổi giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và có thể chữa lành.

ung thư phổi

 

II. Những ai có nguy cơ bị ung thư phổi

  1. Hút thuốc lá: đây là nguy cơ cao nhất của ung thư phổi, phụ thuộc vào thời gian hút, số điếu thuốc hút, dứt hút thuốc lá, nguy cơ của bạn sẽ giảm xuống
  2. Tiếp xúc asbestos (có trong hầm mỏ, ngành công nghiệp dệt, cách nhiệt, đóng tàu, xi măng), hoặc tác nhân gây ung thư khác (nickel, hydrocarbon thơm từ sản xuất sắt, thép, nhựa than..), radon (trong đất, hầm mỏ liên quan đến uranium)
  3. Hiện đang có một ung thư khác như: tuyến giáp, gan, buồng trứng .v.v.
  4. Bệnh phổi đã có trước đó: tỉ lệ ung thư phổi cao hơn ở bệnh nhân có bệnh phổi khác như lao, COPD,
  5. Gia đình ai có người bị ung thư phổi
  6. Hút thuốc lá thụ động(chú thích ở bảng bên): khói thuốc lá chứa hơn 100 chất sinh ung, nên những người này dù không hút thuốc lá trực tiếp vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi

III. Khi nào nên bắt đầu tầm soát và sử dụng xét nghiệm nào để tầm soát

Nên bắt đầu tầm soát ngay bây giờ khi bạn nằm trong 2 nhóm nguy cơ cao sau

Nhóm 1

  • Tuổi ≥ 55 và
  • Hút thuốc lá ≥ 30 gói năm (Trừ khi đã ngưng hút > 15 năm)

Nhóm 2

  • Tuổi ≥ 50 và
  • Hút thuốc lá ≥ 20 gói năm
  • Có một yếu tố nguy cơ khác(được liệt kê trong mục II ) ngoại trừ hút thuốc lá thụ động

 

Chú thích:

Hút thuốc lá thụ động: Hít phải khói thuốc lá từ những người đang hút thuốc lá khác

Gói năm= Số gói thuốc hút trong 1 ngày x số năm

Ví dụ: 1.5 gói 1 ngày x 30 năm = 45 gói năm

LDCT: Chụp CT scan liều thấp

PET/CT: là phương pháp chụp đắt tiền, phát hiện những biến đổi sinh học của cơ thể nhằm phát hiện các ung thư và di căn sớm

 

Ngoài ra nếu bạn có các triệu chứng sau đây thì nên đi tầm soát ung thư phổi ngay

  • Ho kéo dài, ho ra máu
  • Đau tại một vùng của ngực
  • Thay đổi giọng nói
  • Khò khè
  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Đau khi nuốt

Để tầm soát chúng ta phải chụp CT Scan ngực liều thấp (low-dose computed tomography: LDCT),  chụp XQ phổi không giúp phát hiện ung thư giai đoạn sớm.

Chụp LDCT thì rất đơn giản, chúng ta không ăn uống trước chụp khoảng 4 giờ, không mang theo kim loại trong người, thời gian chụp khoảng 30 phút.

Ngoài ra để xác định chẩn đoán ung thư phổi bệnh nhân sẽ được làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn như nội soi phế quản sinh thiết, sinh thiết u xuyên thành ngực,

IV. Bao lâu tầm soát ung thư phổi lại?

Thời gian tầm soát sẽ phụ thuộc vào việc phát hiện ra các nốt trên phổi trong lần tầm soát đầu tiên, cụ thể theo bảng dưới đây:

Kết quả chụp LDCT

Thời gian tầm soát lại

Không phát hiện nốt nào

 Mỗi năm làm một lần

                                      Kích thước nốt

                                      < 5mm             

Không phải nốt đặc         5-10mm

                                       >10 mm  

 

 Làm lại LDCT sau 12 tháng

 Làm lại LDCT sau 6 tháng

 Làm lại LDCT sau 3-6 tháng

                                     Kích thước nốt

                                     ≤ 4mm

Nốt đặc hoặc                 4.1-6 mm

một phần nốt đặc           6.1-8 mm

                                    > 8 mm        

 

Mỗi năm làm một lần

 Làm lại LDCT sau 6 tháng

 Làm lại LDCT sau 3 tháng

 Xem xét làm PET/CT

Kết luận

Ung thư phổi là một bệnh gây tử vong cao, phát hiện bệnh giai đoạn sớm khi chưa có triệu chứng có thể chữa lành. Để tầm soát phải chụp CT scan ngực liều thấp trên những đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt trên nhóm hút thuốc lá. Tốt nhất nên ngưng hút thuốc lá ngay vì nó giúp ta giảm nguy cơ này, bạn có thể tìm đến bác sĩ chuyên cai thuốc lá để hỗ trợ bạn bỏ thuốc.

Bài viết gần đây

17-08-2021

Viêm phổi cộng đồng  là tình trạng phổi bị tổn thương (viêm) cấp tính do nguyên nhân nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm,…) xảy ra ngoài bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc y tế.

12-04-2021

Ung thư phổi là bệnh liên quan đến sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào trong mô phổi tạo thành khối u ác tính ở phổi. Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

13-12-2017

Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, đặc biệt là ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi do khoang mũi và cấu trúc đường thở nhỏ dễ bị tắc nghẽn hơn so với trẻ lớn và người lớn