Người bệnh thường không biết mình có vấn đề khi ngủ và người ngủ chung và người trong gia đình thường là người phát hiện được các triệu chứng này của bệnh nhân
Tỷ lệ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ ở Việt Nam rất cao
Tỷ lệ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ ở Việt Nam rất cao
Trong 1 tháng khai trương dịch vụ khám tầm soát hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt đã tiếp nhận rất đông bệnh nhân đến đăng ký khám tầm soát hội chứng này, và trên 65% bệnh nhân sau khi khám lâm sàng đã đươc bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán là nghi ngờ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ ở đủ các mức độ từ nhẹ đến nặng, chủ yếu ở trên 30 tuổi và phần lớn là nam giới ( gần 1/3 số ca bị mức độ nặng). Các bệnh nhân tới khám tầm soát phần lớn các trường hợp đều bị chứng ngáy rất to, ban ngày hay buồn ngủ, mệt mỏi hoặc có các vấn đề về giấc ngủ khác như mất ngủ do cảm thấy bị nghẹt thở khi ngủ, phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thở, bị động kinh... Tỷ lệ mắc bệnh cao cho thấy hội chứng ngưng thở khi ngủ khá phổ biến trong dân số nhưng đôi khi bản thân người bệnh không nhận biết được.
Trong tháng qua Phổi Việt cũng đã tiếp nhận khoảng 10% ca trẻ em từ 5-10 tuổi, ba mẹ dẫn con đi khám vì thấy con ngáy quá to, có cả những trường hợp phụ huynh cảm giác bé ngưng thở, phải dựng bé ngồi dậy giữa đêm. Kết quả khám lâm sàng cho thấy phần lớn các trường hợp trẻ bị Amydan quá phát và cần được chuyển vào Nhi Đồng để cắt amydan sớm.
Cũng có một vài trường hợp bệnh nhân người lớn cũng bị khó thở buổi tối, nghĩ rằng mình bị hội chứng ngưng thở khi ngủ nhưng không phải. Ví dụ điển hình như trường hợp chị Nguyễn Thị L., 52T, Q7, khỏ thở khi ngủ buổi tối, sau khi được bác sỹ khám lâm sàng, chẩn đoán là chị bị hen suyễn không kiểm soát chứ không phải bị hội chứng ngưng thở khi ngủ và bác sỹ đã dùng phác đồ hen suyễn điều trị cho chị. Sau 2 tuần tái khám, chị L. cảm thấy bớt nhiều và đã có giấc ngủ ngon hơn, chị L. chia sẻ với bác sĩ theo dõi bệnh của chị tại Phổi Việt.
Người bệnh thường không biết mình có vấn đề khi ngủ và tình trạng nặng của nó, người ngủ chung và người trong gia đình thường là người phát hiện được các triệu chứng này của bệnh nhân. Nếu có chút nghi ngờ về giấc ngủ của mình, hãy đến gặp bác sỹ tư vấn để tầm soát ngay, tránh để tình trạng bị HCNTKN nặng, thời gian ngưng thở trên 10 giây có thể làm ôxy trong máu giảm đột ngột gây tăng huyết áp và tạo ra gánh nặng cho hệ tim mạch. Và có nguy cơ xuất hiện biến chứng đột quỵ (tai biến mạch máu não), suy tim, bệnh về mạch máụ
Một trường hợp điển hình khác là bệnh nhân Đỗ T.K.T, 50 tuổi, quê ở Long Xuyên, không bị ngáy to, nhưng cũng ngủ không ngon giấc, tiền sử bệnh nghi ngờ bị động kinh, trên lâm sàng nghi ngờ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ trung bình, nhưng sau khi được đo đa ký giấc ngủ 1 đêm, bác sỹ đọc kết quả điện não, điện tim, điện cơ cho thấy bệnh nhân bị rối loan giấc ngủ do hội chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nặng, những lần ngưng thở gây thiếu oxy trong máu làm bệnh nhân phải thức giấc giữa đêm, đã làm bệnh nhân ngộ nhận là bị động kinh mà thực tế là không phải
Lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ nặng
Các trường hợp bị hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ nhẹ hay trung bình, bác sỹ thường đưa lời khuyên giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn bằng cách ngủ nghiêng, thay đổi chế độ ăn uống: giảm cân, bớt rượu bia, luyện tập thể dục tăng sức mạnh cơ hô hấp …, còn các trường hợp bị nặng hay rất nặng thì cần phải điều trị ngay. Phẫu thuật hay dùng máy thở áp lực dương liên tục CPAP?
Trường hợp điển hình của bệnh nhân Huỳnh Thanh L., 51 tuổi, Q. Tân Bình, thừa cân, ngáy rất to, và hay ngủ gật trong các buổi họp, sau khi khám lâm sàng và đo đa ký hô hấp 1 đêm tại Phổi Việt, kết quả cho biết anh L. có chỉ số AHI ( Chỉ số ngưng thở giảm thở) = 64/giờ, khẳng định nghi ngờ khám lâm sàng của bác sỹ là anh bị hôi chứng ngưng thở khi ngủ mức độ rất năng và thiếu oxy trong máu rất nặng. Cách duy nhất để giúp anh điều trị hội chứng này là chỉ đinh anh sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP). Đêm đầu tiên đeo mặt nạ CPAP ngủ anh cảm thấy rất khó chịu vì chưa quen, và còn cảm thấy nặng nề vướng víu. Nhưng chí sau một tuần điều trị bằng máy CPAP dưới sự theo dõi điều trị của các bác sỹ Phổi Việt, anh L. cảm giác rất thích thú vì anh đã bắt đầu có giấc ngủ ngon trở lại và ban ngày không còn cảm thấy mệt mỏi hay ngủ gật nữa, anh L. chia sẻ với bác sỹ của mình
Hay trường hợp của bệnh nhân Nguyễn P. , 55T, quê Quảng Ngãi, luôn phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thở, chỉ số AHI = 54/giờ, chứng tỏ mức độ nặng của bệnh ngưng thở khi ngủ. Dùng máy CPAP vẫn là biện pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân mắc hội chứng ngủ. Biện pháp phẫu thuật chỉnh vòm hầu và biện pháp dùng dụng cụ kéo hàm chỉ có chỉ định trong một số trường hợp và hiệu quả không tốt bằng CPAP
Bài viết gần đây
Bệnh nhân đang điều trị ngưng thở khi ngủ bằng máy CPAP nên có thể tự đọc và hiểu các thông số trong báo cáo của thiết bị CPAP để theo dõi và tuân thủ điều trị bệnh tốt hơn
Người được đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ thường là có vấn đề bệnh liên quan tới giấc ngủ. Sau khi thực hiện đo giấc ngủ, ai cũng muốn hiểu rõ về giấc ngủ của mình
Để xác định chẩn đoán ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ cần phải thực hiện đa ký giấc ngủ tại phòng thăm khám giấc ngủ hoặc thực hiện đo đa ký hô hấp ngay tại nhà bạn