Dụng cụ xịt – hút có vai trò quan trọng trong điều trị Hen & COPD tuy nhiên phun khí dung vẫn còn là biện pháp điều trị hiệu quả trên một số bệnh nhân chọn lọc.

Lựa chọn máy phun khí dung phù hợp

Lựa chọn máy phun khí dung trong điều trị Hen và COPD

TS.BS. Lê Khắc Bảo

Giảng viên bộ môn Nội - ĐHYD TPHCM

Cố vấn chuyên môn Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

 

Dụng cụ xịt – hút có vai trò quan trọng trong điều trị Hen & COPD tuy nhiên phun khí dung vẫn còn là biện pháp điều trị hiệu quả trên một số BN chọn lọc. Nắm vững đặc điểm của từng loại máy phun khí dung tăng cao hiệu quả điều trị.

Bài viết dưới đây cung cấp các kiến thức tổng quan

về cấc loại máy phun khí dung, bao gồm:

  1. Tổng quan về máy phun khí dung
  2. Sử dụng máy phun khí dung khí nén
  3. Sử dụng máy phun khí dung siêu âm

 

I.  Tổng quát về máy phun khí dung:

Máy phun khí dung là máy dùng để biến đổi thuốc từ dạng lỏng sang dạng hạt

sương (khí dung) có kích thước khác nhau:

  • 2 – 6 mm và đi vào đường hô hấp dưới là máy phun khí dung hô hấp
  • > 6 mm và  lắng đọng đường hô hấp trên là máy phun khí dung tai mũi họng.

Tùy theo cách hình thành hạt sương (khí dung), có 2 loại máy phun khí dung là:

  • Luồng khí nén là máy phun khí dung khí nén
  • Sóng siêu âm là máy phun khí dung siêu âm

Máy phun khí dung loại khí nén và loại siêu âm

 

Ưu và nhược điểm của hai loại máy phun khí dung khí nén và máy khí dung siêu âm được trình bày trong bảng sau:

Máy phun khí dung khí nén

Ưu điểm

Nhược điểm

Rẻ hơn máy phun khí dung siêu âm

Có thể dùng cho dung dịch – huyền dịch

Ít hỏng hóc về kỹ thuật

Ồn ào

Cung cấp thuốc chậm hơn máy siêu âm

Hạt khí dung thoát ra ngoài trong thì thở ra

Thể tích khoảng chết lớn

Máy phun khí dung siêu âm

Yên lặng

Thể tích khoảng chết nhỏ

Hạt khí dung giữ lại trong thì thở ra

Cung cấp thuốc nhanh

Đắt tiền

Dễ bị hỏng hóc điện và cơ

Không thể sử dụng thuốc dạng huyền dịch

 

Lựa chọn ưu tiên thuốc đường hít trong Hen & COPD vẫn là bình hút – xịt định liều tuy nhiên vẫn phải có máy phun khí dung vì:

  • Một số thuốc chỉ có ở dạng thuốc phun khí dung
  • Một số BN không thể thao tác đúng khi sử dụng bình hút – xịt định liều
  • Một số BN thích dùng thuốc phun khí dung hơn

Hiệu quả về mặt sinh lý của bình xịt hút định liều và máy phun khí dung như nhau

  • Vài người cho rằng bình định liều tốt hơn máy phun khí dung về mặt giá cả – lợi ích
  • Lựa chọn dụng cụ nào như vậy tùy vào sở thích của BN hơn là ưu điểm điều trị

II.  Sử dụng máy phun khí dung khí nén:

Cơ chế tạo hạt khí dung trong máy phun khí dung khí nén được mô tả như trong hình dưới đây. Luồng khí nén vọt ra khỏi vòi phun sẽ cuốn theo các hạt nước, những hạt nước này va đập vào bản chắn phía trên và phân tán thành các hạt khí dung nhỏ hơn.

Cấu tạo máy phun khí dung khí nén

Khi bệnh nhân hít vào khí dung sẽ đi vào trong phổi, ngược lại khi bệnh nhân thở ra một phần hạt khí dung sẽ bị thổi ra bên ngoài môi trường, và đây chính là lý do sử dụng máy phun khí dung khí nén gây lãng phí thuốc ra môi trường. Những hạt khí dung này nếu có mầm bệnh ví dụ vi khuẩn lao, do phun khí dung trên bệnh nhân lao, thì mầm bệnh sẽ phát tán rất xa. Chính vì lẽ đó người ta nói rằng máy phun khí dung khí nén chính là nguồn lây nhiễm mạnh.

Hướng đi của khí dung khi bệnh nhân hít vào và thở ra

Nguyên tắc tạo hạt sương có thể được hiểu như hình dưới đây. Luồng khí nén phun ra sẽ hút dung dịch tạo khí dung bên dưới đi theo và va đập vào màng chắn phía trên giúp phân tán thuốc từ dạng lỏng thành dạng hạt khí dung.

 Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả máy phun khí dung khí nén

  1. Tốc độ luồng khí: tốc độ lớn à kích thước hạt nhỏ, khuyến cáo 8 lít/phút
  2. Độ nhớt thuốc: độ nhớt cao à kích thước hạt lớn. Dung môi chứa benzalkonium chloride giúp cho độ nhớt dung dịch nhỏ 
  3. Thể tích bầu đựng thuốc: lớn à lượng hạt khí dung tạo ra càng nhiều, khuyến cáo 4 – 5 ml
  4. Thời gian phun thuốc: ngắn à tuân thủ tốt, trẻ em thời gian phun khí dung tối đa 5 phút

          

Các yếu tố thuộc về bệnh nhân ảnh hưởng đến hiệu quả máy phun khí dung khí nén

  1. Kiểu thở: chậm và sâu giúp hạt khí dung đi vào tốt hơn
  2. Thở mũi hay miệng: 50% hạt sương bị lọc lại khi thở mũi à khuyên mở miệng khi phun khí dung, hoặc thở qua ống ngậm hơn là qua mặt nạ.
  3. Tắc nghẽn luồng khí : nặng thì hiệu quả thấp
  4. Thở luồng khí áp lực dương
  5. Thở máy hay thở bình thường

Khuyến cáo vệ sinh bầu đựng dung dịch phun khí dung trong máy phun khí dung khí nén.

  1. Bầu phun khí dung sẽ vẫn hoạt động tốt sau 100 lần sử dụng miễn là được bảo trì tốt. Ngược lại hoạt động giảm sau 40 lần sử dụng
  2. Sau mỗi lần sử dụng, ngâm bầu đựng thuốc vào nước xà phòng, súc sạch, để khô dưới không khí.
  3. Mỗi ngày một lần ngâm bầu đựng thuốc vào acid acetic 2,5% trong thời gian 30 phút

 

III.   Sử dụng máy phun khí dung siêu âm:

Cơ chế tạo hạt khí dung trong máy phun khí dung siêu âm được mô tả như trong hình dưới đây. Sóng siêu âm phát ra từ bảng truyền sóng siêu âm trong máy sẽ làm tăng chuyển động nội tại các phân tử thuốc trong dung dịch (chuyển động Browner). Khi các phân tử thuốc tích đủ năng lượng để di chuyển thật nhanh, chúng sẽ thoát ra khỏi bề mặt dung dịch tạo thành hạt khí dung có kích thước khá đồng nhất. Vì sự tạo thành của hạt khí dụng là do chuyển động Browner nên thuốc ở dạng huyển dịch sẽ không tích đủ năng lượng để có thể thoát ra khỏi huyền dịch để tạo hạt khí dung. Máy phun khí dung siêu âm vì thế không thể dùng để phun khí dung cho thuốc dạng huyền dịch.

 Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả máy phun khí dung siêu âm

  1. Tần số sóng siêu âm: càng cao à hạt sương càng nhỏ, khuyến cáo 1,3 – 2,3 Mega Hz
  2. Biên độ sóng siêu âm: càng cao à lượng hạt khí dung tạo ra càng nhiều  
  3. Bảng truyền sóng siêu âm phẳng hay lõm: lõm à lượng hạt nhiều hơn nhưng cần đủ lượng dịch
  4. Đặc điểm dịch: độ nhớt à huyền dịch không khuyến cáo dùng máy phun khí dung siêu âm.

Kết luận: Dụng cụ xịt – hút có vai trò quan trọng trong điều trị Hen & COPD tuy nhiên phun khí dung vẫn còn là biện pháp điều trị hiệu quả trên một số BN chọn lọc. Nắm vững đặc điểm của từng loại máy phun khí dung tăng cao hiệu quả điều trị.

 

Bài viết gần đây

08-10-2021

Điều trị hen suyễn theo cá thể là hướng điều trị vẫn dựa trên các hướng dẫn chuẩn, tuy nhiên được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá thể ( tình trạng bệnh, khả năng dùng thuốc..)

22-07-2021

Các dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ em bao gồm: ho, khò khè, thở nhanh hay nông, tức ngực.  Các triệu chứng này có thể sẽ nặng hơn vào ban đêm gần sáng, lúc trời lạnh

25-03-2021

Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng viêm đường hô hấp bằng cách đo khí Nitric Oxide trong hơi thở ra (FeNO),  giúp chẩn đoán và theo dõi chính xác tình trạng hen suyễn của bệnh nhân