Buồn ngủ ngày có thể gây ra nhiều hậu quả. Ngủ không tốt có thể liên quan đến các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường và béo phì.

Buồn ngủ ngày và nguyên nhân

BUỒN NGỦ NGÀY VÀ NGUYÊN NHÂN

ThS.BS. Đặng Thị Mai Khuê

Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

Khoa hô hấp - Bệnh Viện Chợ Rẫy

 

 

Chúng ta có thể tình cờ quan sát thấy một anh chàng ngủ gật khi đang đợi đèn đỏ hay anh bạn đồng nghiệp ngáy pho pho trong một buổi thuyết trình, báo cáo… hay một người cần nhiều cốc cà phê  để có thể tỉnh táo hơn vào buổi chiều. Giống như họ, chúng ta không thể tập trung vào công việc, hiệu quả giảm do buồn ngủ nhưng đôi khi chúng ta không nhận ra điều đó.

Buồn ngủ ngày có thể gây ra nhiều hậu quả. Ngủ không tốt có thể liên quan đến các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường và béo phì.

Nguyên nhân của buồn ngủ ngày?

Nguyên nhân của buồn ngủ ngày có nhiều nguyên nhân. Thông thường do rối loạn giấc ngủ gây ra. Ví dụ như hội chứng Jet lag. Trường hợp này, người bệnh do phải làm việc tại múi giờ lệch với múi giờ thông thường.

Những người thường xuyên phải thay đổi vùng làm việc, như sống ở Mỹ nhưng phải làm việc tại chi nhánh ở Việt Nam 6 tháng trong 1 năm.  Điều này khiến có thể thay đổi nhịp sinh học, những người này sẽ buồn ngủ vào ban ngày và thức vào ban đêm khi đến làm việc tại chi nhánh.

Buồn ngủ ngày còn là hậu quả của các bệnh lý liên quan đến rối loạn giấc ngủ như mất ngủ ,  narcolepsy hay hội chứng chân không yên. Những người thường xuyên làm việc ca đêm sẽ buồn ngủ khi làm việc và mất ngủ khi họ cố ngủ vào ban ngày.

Những người này thường đấu tranh với bản thân để tỉnh khi lái xe, nhưng thường ngủ lơ mơ khi ngồi yên trong phòng chờ (khám bệnh, nhà xe). Họ thường xuyên phải dùng cà phê để tỉnh táo, và dùng khi chiều muộn. Họ thường than phiền bị mất ngủ do sử dụng cà phê quá nhiều.

Ngoài ra, buồn ngủ ngày còn liên quan đến hội chứng ngưng thở khi ngủ. Những cơn ngưng thở ngắn trên 10 giây, lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ  kèm theo giảm độ bão hòa oxy trong máu sau mỗi cơn ngưng thở, kích thích não bộ thức dậy nhưng không nhận thức được bởi người bệnh. Hậu quả là bệnh nhân có giấc ngủ không tốt vào ban đêm và buồn ngủ vào ban ngày.

Giấc ngủ không tốt có thể có tác dụng xấu gì?

Hầu hết mọi người cần ngủ 8 giờ/ ngày, cũng có người cần ngủ nhiều hơn hay ít hơn.

Thiếu ngủ hay chất lượng giấc ngủ kém có thể liên quan đến một số bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, béo phì hay sa sút trí tuệ.

Nếu một người đã ngủ đủ giấc vẫn còn buồn ngủ vào ban ngày, dễ rơi vào giấc ngủ vào ban ngày hay có cơn buồn ngủ dữ dội không giải thích được hay có những bất thường trong khi ngủ như mộng du thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để tầm soát bệnh lý căn nguyên.

Một số triệu chứng liên quan đến rối loạn giấc ngủ:

Nên khám bác sĩ chuyên khoa khi có một số triệu chứng sau liên quan đến rối loạn giấc ngủ :

  • Mất hơn 30 phút để đi vào giấc ngủ ban đêm
  • Thức dậy nhiều lần trong đêm và khó dỗ giấc ngủ trở lại
  • Thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày, dễ ngủ vào ban ngày và ngủ gục vào thời điểm hay nơi không thích hợp.
  • Ngáy to, thường xuyên, cảm giác ngộp thở hay có người quan sát có cơn ngưng thở khi ngủ
  • Tay hay chân thường  xuyên có cử động khi ngủ, đôi khi chỉ là cơn run nhẹ hay giật nhẹ ngón cái
  • Tay hay chân có những khó chịu không giải thích được vào buổi chiều tối đặc biệt là khi buồn ngủ
  • Ngủ dậy rất đau đầu
  • Ngủ gặp ác mộng hay có ảo giác như thật khi rơi vào giấc ngủ hay vừa thức giấc
  • Cử động bất thường khi ngủ như : mộng du
  • Có những cơn yếu cơ đột ngột khi giận dữ, vui mừng
  • Cảm giác không nhấc nổi tay chân khi vừa thức dậy (bóng đè)

Những rối loạn giấc ngủ thường gặp :

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ : Đặc trưng bởi những cơn ngưng thở ngắn lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ kèm theo giảm độ bão hòa oxy máu. Ngưng thở khi ngủ được chứng minh có liên quan đến bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, suy giảm ham muốn tình dục, làm thay đổi tính khí người bệnh.

Chẩn đoán: dựa trên thăm hỏi bệnh, nhưng chẩn đoán xác định bằng đa ký giấc ngủ hay đa ký hô hấp.

Điều trị : Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh hay nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị bằng CPAP, dụng cụ kéo hàm hay phẫu thuật vùng hầu họng

  • Hội chứng chân không yên:  Đặc trưng bằng những khó chịu ở 2 chi dưới thường xuất hiện vào chiều tối, khiến bệnh nhân phải cử động chân liên tục để giảm khó chịu hay đi tới đi lui, hậu quả là giấc ngủ bị ảnh hưởng

Chẩn đoán : dựa trên thăm khám lâm sàng và đa ký giấc ngủ

Điều trị: Thường là dùng phương pháp nội khoa

  • Mất ngủ: Bệnh nhân mất thời gian dài ( > 30 phút) để đi vào giấc ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, hay thức dậy quá sớm

Chẩn đoán: dựa trên thăm khám lâm sàng, nhật ký giấc ngủ , trong những trường hợp khó có thể phải đo đa ký giấc ngủ

 

Bài viết gần đây

17-08-2021

Bệnh nhân đang điều trị ngưng thở khi ngủ bằng máy CPAP nên có thể tự đọc và hiểu các thông số trong báo cáo của thiết bị CPAP để theo dõi và tuân thủ điều trị bệnh tốt hơn

16-04-2021

Người được đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ thường là có vấn đề bệnh liên quan tới giấc ngủ.  Sau khi thực hiện đo giấc ngủ, ai cũng muốn hiểu rõ về giấc ngủ của mình

26-03-2021

Để xác định chẩn đoán ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ cần phải thực hiện đa ký giấc ngủ tại phòng thăm khám giấc ngủ hoặc thực hiện đo đa ký hô hấp ngay tại nhà bạn