Máy thở áp lực dương thường được sử dụng để điều trị các rối loạn hơi thở trong khi ngủ, phổ biến nhất là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Bên cạnh việc điều chỉnh áp lực máy thở theo chỉ định của bác sĩ và chọn lựa loại mặt nạ phù hợp, một trong những điều quan trọng để tăng hiệu quả và sự thoải mái trong khi thở máy là điều chỉnh độ ẩm luồng khí thở

Làm chủ cách sử dụng máy thở CPAP tại nhà: Hướng dẫn từng bước về điều chỉnh độ ẩm

#PhổiViệt #HôHấp #CPAP #GiấcNgủ #SứcKhỏeHôHấp #ThởMáy

Làm chủ cách sử dụng máy thở CPAP tại nhà: Hướng dẫn từng bước về điều chỉnh độ ẩm

ThS. BS. Phan Duy Tùng

Phòng khám hô hấp Phổi Việt

Máy thở áp lực dương thường được sử dụng để điều trị các rối loạn hơi thở trong khi ngủ, phổ biến nhất là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Bên cạnh việc điều chỉnh áp lực máy thở theo chỉ định của bác sĩ và chọn lựa loại mặt nạ phù hợp, một trong những điều quan trọng để tăng hiệu quả và sự thoải mái trong khi thở máy là điều chỉnh độ ẩm luồng khí thở.

Điều chỉnh độ ẩm luồng khí thở hợp lí sẽ làm giảm có ý nghĩa các tác dụng phụ của việc thở máy, bao gồm khô miệng, khô họng, khô mũi, xuất tiết mũi, sung huyết mũi, chảy máu mũi, đau nhức vùng xoang, hoặc nhức đầu, đau họng, khàn tiếng và giảm khứu giác.

Mức độ ẩm “phù hợp” thực sự khác nhau ở từng thời điểm trong năm, theo sở thích và nhu cầu của từng người, và tùy theo loại máy thở được sử dụng.

Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản khi điều chỉnh độ ẩm của máy thở:

Cá thể hóa: không có một mức độ ẩm nào phù hợp với tất cả mọi người, bạn có thể thử điều chỉnh để tìm được mức phù hợp nhất, bắt đầu với dưới 1/2 mức ẩm tối đa của máy (thường là cài mức 3 ở những máy CPAP có mức ẩm tối đa là 8), sau đó điều chỉnh tăng/giảm dần tới khi đạt mức phù hợp với mình.

Thay đổi theo thời gian: Độ ẩm bạn cần có thể thay đổi theo mùa, cần ít ẩm hơn vào mùa hè (mùa nóng), nhiều hơn vào mùa đông (mùa lạnh).

Thay đổi theo triệu chứng: nếu bạn thấy khô mũi/họng nhiều hoặc chảy máu mũi, cân nhắc tăng độ ẩm; nếu thấy quá ẩm ướt, đọng nước trong đường ống hoặc ở mặt, bạn có thể giảm xuống.

Các bước để điều chỉnh độ ẩm: [1]

Bước 1: Lắp đặt máy theo hướng dẫn, đổ đầy nước cất (không dùng nước nóng) vào hộp nước, đến mức nước tối đa, sau đó lắp hộp nước vào máy thở.

Bước 2: Để thay đổi mức độ ẩm, vào cài đặt của tôi My Options, xoay núm vặn đến mục Humidity Level -> nhấn chọn.

Bước 3: Xoay núm vặn để chỉnh độ ẩm, nhấn chọn để lưu mức thay đổi này.

Theo dõi hiệu quả của điều chỉnh độ ẩm luồng khí thở:

  • Độ ẩm quá cao: lúc này sẽ có sự lắng đọng nước ở mặt nạ và dây thở, khi sự tích tụ đủ nhiều có thể có nước bắn vào mặt và khiến bạn thức giấc, bạn nên giảm độ ẩm xuống
  • Độ ẩm thấp: khi thức dậy với cảm giác khô miệng, khô họng, khô mũi hoặc chảy máu mũi sau thở CPAP, bạn nên tăng độ ẩm lên

Tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng khám chuyên khoa Hô hấp Phổi Việt đã dẫn đầu trong việc áp dụng các biện pháp chẩn đoán và điều trị tiên tiến cho các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ từ năm 2012. Với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp được chứng nhận bởi Hiệp hội Giấc ngủ Thế giới (WSS) và sở hữu phòng thăm dò giấc ngủ đạt chuẩn theo Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam (VSSM), Phổi Việt tự hào là địa chỉ tin cậy cho bệnh nhân gặp các vấn đề hô hấp trong lúc ngủ. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, áp dụng những phương pháp điều trị tiên tiến nhất để mang lại giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Địa chỉ: 20 - 22 Ngô Quyền, Phường 5, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3957 5099 hoặc 090 3903884

Phổi Việt - Đồng hành cùng bạn trên hành trình chăm sóc sức khỏe hô hấp và giấc ngủ.

Tài liệu tham khảo: cung cấp theo yêu cầu

 

 

Bài viết gần đây

02-05-2024

Hướng Dẫn Chi Tiết Sử Dụng Máy Phun Khí...

#PhoiViet #HôHấp #SứcKhỏe #PhunKhíDung

Phun khí dung là một phần cốt lõi trong điều trị các bệnh hô hấp. Chắc hẳn rằng trong số chúng ta trong quá trình phun khí dung điều trị bệnh sẽ ít nhiều có những thắc mắc hoặc trăn trở không biết tỏ cùng ai. Chúng tôi hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp đỡ quý vị bệnh nhân và người thân . Hãy cùng tìm hiểu nhé.

25-04-2024

Thuốc kháng lao: Tác dụng phụ thường gặp

#sứckhỏe #điềukhánglao #tácdụngphụ

Bên cạnh tác dụng điều trị bệnh, thuốc kháng lao cũng có thể gây ra những tác dụng phụ, khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn. Nếu bạn gặp những tác dụng phụ sau đây thì nên gặp bác sĩ để được khám và tư vấn kịp thời.

Trong bài viết này đề cập một số thuốc kháng lao phổ biến gồm: Isoniazid (INH), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin (S), Ethambutol (E)

08-04-2024

Máy thở áp lực dương (CPAP) là phương tiện điều trị tối ưu cho ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. Như thế nào là sử dụng hiệu quả máy thở lúc ngủ? Bài chia sẻ này nhằm giải đáp các thắc mắc của người bệnh đang sử dụng CPAP khi ngủ.