Đường hô hấp trên ngăn chặn các vật lạ đi vào đường hô hấp dưới bằng phản xạ ho; lọc lại các hạt bụi đi vào đường thở nhờ hệ thống lông ở mũi; làm ấm,

Các khái niệm cơ bản trong bệnh lý hô hấp

Các khái niệm cơ bản trong bệnh lý hô hấp
 
ThS. BS. Lê Khắc Bảo
 
Giảng viên Bộ Môn Nội - Đại học Y Dược TPHCM
 
Cố vấn chuyên môn Trung Tâm Điều Trị Bệnh Hô Hấp Phổi Việt
 
I. Cấu tạo bộ máy hô hấp: Chia thành đường hô hấp trên, dưới và nhu mô phổi
 
 
1.    Đường hô hấp trên gồm khoang mũi, khoang miệng, hầu họng, nắp thanh quản
 
 
2.    Các xoang cạnh mũi bao gồm xoang trán, xoang hàm, xoang sàng và xoang bướm
 
 
1. Xoang bướm; 2. Xoang sàng; 3. Xoang hàn; 4. Xoang trán
 
3.    Đường hô hấp dưới gồm thanh quản, khí quản, phế quản, các tiểu phế quản
 
 
4.    Nhu mô phổi gồm phế nang, mô kẽ phổi và các mạch máu phổi
 
 
 II. Chức năng bộ máy hô hấp
 
Đường hô hấp trên ngăn chặn các vật lạ đi vào đường hô hấp dưới bằng phản xạ ho; lọc lại các hạt bụi đi vào đường thở nhờ hệ thống lông ở mũi; làm ấm, làm ẩm luồng khí đi vào phổi nhờ vào các mạch máu dày đặc xung quanh đường hô hấp trên
 
Đường hô hấp dưới dẫn không khí đi vào tận trong các phế nang
 
Nhu mô phổi trao đổi không khí cho cơ thể: O2 được đưa vào cơ thể và CO2 được đào thải ra ngoài
 
 III. Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh hô hấp
 
1.    Triệu chứng toàn thân:
 
a.    Sốt: là dấu hiệu cho thấy đã có bệnh lý viêm nhiễm nào đó xảy ra trong cơ thể
 
b.    Mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, chán ăn
 
2.    Triệu chứng gợi ý tổn thương bộ máy hô hấp
 
a.    Tổn thương đường hô hấp trên:
 
Triệu chứng mũi: hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi
 
Triệu chứng xoang: nhức đầu, nhức trán, chảy nước mũi mủ, đau răng
 
Triệu chứng hầu họng: đau họng, rát họng, ngứa họng, ho khan
 
b.    Tổn thương đường hô hấp dưới:
 
Triệu chứng thanh quản: khàn giọng, khó nói
 
Triệu chứng phế quản: ho khan, hay ho đàm, nặng tức ngực
 
Triệu chứng tiểu phế quản: khó thở, thở khò khè, thở rít
 
c.    Tổn thương nhu mô phổi:
 
Khó thở, đau ngực khi hít sâu vào, ho khạc đàm, ho ra máu
 
Các bệnh lý hô hấp thường gặp sẽ lần lượt được trình bày trong chuyên mục Các bệnh lý hô hấp thường gặp bao gồm:
 
Hen suyễn
 
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
 
Viêm phổi
 
Viêm mũi dị ứng
 
Trào ngược dạ dày thanh quản
 
Viêm phế quản cấp
 
Giãn phế quản
 
Tràn dịch màng phổi
 
Xơ phổi
 
Ung thư phế quản
 
Tâm phế mạn
 
Lao
 
Lao sơ nhiễm
 
Lao hạch
 
Lao vú
 
Lao kháng thuốc
 
Cúm
 
Nghiện thuốc lá
 
Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
 
Hội chứng chân không yên
 
Chứng ngủ ngày quá mức
 
 
  IV. Các biện pháp điều trị bệnh lý hô hấp thông thường
 
Các biện pháp điều trị bệnh hô hấp thông thường sẽ lần lượt được trình bày lồng ghép trong các bài viết trên chuyên mục Các bệnh lý hô hấp thường gặp của trang web này
 
>> Các câu hỏi thường gặp về bệnh hô hấp
 
1.    Điều trị có dùng thuốc
 
a.    Điều trị phòng ngừa:                              
 
Tiêm ngừa cúm, viêm phổi
 
Uống thuốc tăng cường miễn dịch
 
b.     Điều trị triệu chứng:         
 
Điều trị giảm ho, long đàm
 
Điều trị giảm đau
 
c.    Điều trị căn nguyên:         
 
Điều trị kháng sinh
 
ĐIều trị kháng viêm
 
Điều trị dãn phế quản
 
Điều trị kháng ung thư
 
ĐIều trị miễn dịch đặc hiệu
 
2.    Điều trị không dùng thuốc
 
a.    Cai thuốc lá
 
b.    Dinh dưỡng điều trị
 
c.    Phục hồi chức năng hô hấp

Bài viết gần đây

02-05-2024

Hướng Dẫn Chi Tiết Sử Dụng Máy Phun Khí...

#PhoiViet #HôHấp #SứcKhỏe #PhunKhíDung

Phun khí dung là một phần cốt lõi trong điều trị các bệnh hô hấp. Chắc hẳn rằng trong số chúng ta trong quá trình phun khí dung điều trị bệnh sẽ ít nhiều có những thắc mắc hoặc trăn trở không biết tỏ cùng ai. Chúng tôi hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp đỡ quý vị bệnh nhân và người thân . Hãy cùng tìm hiểu nhé.

25-04-2024

Thuốc kháng lao: Tác dụng phụ thường gặp

#sứckhỏe #điềukhánglao #tácdụngphụ

Bên cạnh tác dụng điều trị bệnh, thuốc kháng lao cũng có thể gây ra những tác dụng phụ, khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn. Nếu bạn gặp những tác dụng phụ sau đây thì nên gặp bác sĩ để được khám và tư vấn kịp thời.

Trong bài viết này đề cập một số thuốc kháng lao phổ biến gồm: Isoniazid (INH), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin (S), Ethambutol (E)

17-04-2024

Làm chủ cách sử dụng máy thở CPAP tại...

#PhổiViệt #HôHấp #CPAP #GiấcNgủ #SứcKhỏeHôHấp #ThởMáy

Máy thở áp lực dương thường được sử dụng để điều trị các rối loạn hơi thở trong khi ngủ, phổ biến nhất là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Bên cạnh việc điều chỉnh áp lực máy thở theo chỉ định của bác sĩ và chọn lựa loại mặt nạ phù hợp, một trong những điều quan trọng để tăng hiệu quả và sự thoải mái trong khi thở máy là điều chỉnh độ ẩm luồng khí thở