14 07

Vi trùng lao rất dễ đề kháng thuốc lao, dẫn đến: không khỏi bệnh;  tạo dòng vi khuẩn kháng thuốc. Điều trị lao đạt hiệu quả đòi hỏi tuân thủ Đúng, Đủ, Đều

14 07

Tràn dịch màng phổi là sự tích tụ dịch bất thường trong khoang màng phổi so với mức bình thường (chỉ có một lượng dịch rất ít trong khoang màng phổi, giúp bôi trơn giữa 2 lá của màng phổi).

14 07

Lao sơ nhiễm dễ chẩn đoán nhầm là hen. Việc chẩn đoán hen suyễn đi từ chỗ hay bị bỏ sót sang chỗ chẩn đoán quá mức hen suyễn, trẻ em hễ cứ ho kéo dài thì rất có khả năng được (bị) chẩn đoán là hen suyễn.

14 07

Chẩn đoán lao phổi bằng xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao là biện pháp rất cơ bản, kỹ thuật đơn giản, cho kết quả nhanh , rẻ tiền nên rất phù hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam ta

01 12

Trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi hay cơ địa suy giảm miễn dịch cần được tầm soát và điều trị dự phòng bệnh Lao khi có tiếp xúc với người bệnh Lao nhằm giảm 70-80% khả năng bị bệnh lao cho trẻ

15 09

Vi trùng lao rất dễ đề kháng thuốc lao. Nếu không tuân thủ điều trị đúng cách thì hậu quả là không khỏi bệnh; tạo vòng vi trùng kháng thuốc khó chữa, tạo nguồn lây kháng thuốc, là gánh nặng cho gia đình và xã hội

  • Bệnh lao có chữa hết không?

    Lao là bệnh có thể điều trị khỏi. Bệnh nhân phải được bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi được chẩn đoán, đặc biệt là những người lao phổi M(+), tức là người có vi trùng nhìn thấy trực tiếp trong đàm. Tuy nhiên, điều trị lao đòi hỏi thời gian dài, bệnh nhân cần phải hiểu và tuân theo những nguyên tắc điều trị: dùng thuốc đúng liều, đều đặn, đủ thời gian.
     
    - Tại sao?
     
    Vì trong cơ thể người mắc bệnh lao có nhiều dân số trực khuẩn lao khác nhau:
     
    ·       Nhóm trực khuẩn đang hoạt động và sinh sản: loại này có nhiều trong các hang lao, tức là các lỗ lủng trong phổi theo cách nói thông thường. Nhóm này dễ bị thuốc kháng lao tiêu diệt.
     
    ·       Nhóm sinh sản chậm nằm trong các đại thực bào, khó bị tiêu diệt hơn.
     
    ·       Nhóm ngủ yên, sinh sản cực kỳ chậm, nằm rải rác trong các mô cơ thể. Các vi khuẩn trong nhóm này không sinh sản nhưng vẫn sống. Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu đi chúng sẽ hoạt động trở lại. Nhóm này rất khó bị tiêu diệt.
     
    Mặt khác vi khuẩn lao có đặc điểm là có một số vi khuẩn tự nhiên có khả năng chống lại được thuốc kháng lao, gọi là kháng thuốc (lờn thuốc). Số vi khuẩn càng đông càng có khả năng có nhiều vi khuẩn kháng thuốc.

  • Hiện tượng ho ra máu cho bệnh nhân có tiền căn lao là do nguyên nhân gì?

    Ho ra máuHo ra máu ở bệnh nhân có tiền căn lao phổi thường có 3 khả năng xảy ra:

    1. Lao phổi tái phát

    2. Di chứng lao phổi cũ

    3. Ho ra máu do nguyên nhân khác, không do bệnh lao phổi.

    Đối với khả năng thứ 1: Người nhà em cần đến trung tâm hay bệnh viện chuyên khoa về lao để được tầm soát bệnh lao tái phát và điều trị theo phác đồ lao phổi tái phát.

    Đối với khả năng thứ 2: Lao phổi sau điều trị khi lành sẽ để lại những vết  xơ sẹo trên phổi hay làm giãn phế quản, khi bị nhiễm trùng có thể xuất huyết làm bệnh nhân ho ra máu. Do đó, bệnh nhân cần được điều trị nhiễm trùng với kháng sinh như viêm phổi thông thường. Sau điều trị hết đợt nhiễm trùng, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn uống nghỉ ngơi thích hợp để phòng ngừa bội nhiễm. Đối với những bệnh nhân ho ra máu nặng , kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có thể hội chẩn với bác sĩ khoa Ngoại để xem xét chỉ định cắt phân thùy phổi bị di chứng.

    Đối với khả năng thứ 3: Có rất nhiều nguyên nhân ho ra máu không do lao như ung thư phổi, nấm phổi, ký sinh trùng ở phổi,... Bệnh nhân cần đến bệnh viện chuyên khoa hô hấp để được tầm soát và điều trị sớm

  • CT phổi tạo hang có kết luận là lao phổi không?

    Hình ảnh cắt lớp CT phôi tạo hang laoLao phổi thì có hai thể là lao có xét nghiệm vi trùng dương và lao có xét nghiệm vi trùng âm do có thể tổn thương chưa đủ để vi trùng ra đàm, hoặc khạc đàm không đúng. Nếu muốn điều tri lao kết quả vi trùng âm, nguyên tắc phải có 4 mẫu đàm âm tính và có hai bác sỹ  chuyên khoa lao hội ý với nhau thì bệnh nhân đó sẽ được quyết định điều trị lao. Một số trường hợp nếu tổn thương trên CT quá điển hình của lao thì không cần làm gì thêm, nhưng nếu có nghi ngờ gì do bệnh nhân từng bị ung thư, thì khả năng tái phát là rất cao, nên thường các bv lớn như Chợ Rẫy, Gia Định sẽ cho  bệnh nhân nội soi phế quản kiểm tra và lấy dịch rửa phế quản để tìm vi trùng thì kết quả chính xác hơn, ngoài ra còn giúp khảo sát trực tiếp xem có tổn thương khác như u hay không, mà CT ngực không phản ánh hết

  • Người bị tiểu đường có nên tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi cấp độ 3 không?

    Bệnh nhân lao đang thử đường huyếtLao phổi M(+) mà xét nghiệm đàm là +++ (3 cộng) cho thấy đàm của người này có nhiều vi trùng lao vì thế khả năng lây lan sẽ rất cao. Người bị tiểu đường thì hệ miễn dịch sẽ bị giảm (khả năng chống chọi với bệnh tật giảm, yếu hơn người bình thường). Vì thế người tiểu đường sẽ dễ bị nhiễm lao hơn. Việc tiếp xúc gần với người bệnh lao sẽ tăng NGUY CƠ nhiễm lao lên.Tiếp xúc các nhiều càng tăng, tiếp xúc càng gần càng tăng. Quan trọng là có tiếp xúc trực tiếp với chất tiết (đàm nhớt, nước dãi,... lúc bệnh nhân ho) của người bệnh lao hay không.Tiếp xúc 5 phút hay 10 phút hay không thì không quan trọng bằng tiếp xúc với chất tiết của người bệnh ko. Nếu không bắt buộc và không cần thiết thì người tiểu đường không nên tiếp xúc với người bị lao phổi M(+). Nếu bắt buộc tiếp xúc thì người bệnh lao phải mang khẩu trang và không tiếp xúc gần quá. Người không bệnh lao mang khẩu trang chỉ ngừa được một phần thôi. Nếu đã tiếp xúc thì người tiểu đường theo dõi bệnh của mình và chụp phim Xquang định kỳ mỗi 3-6 tháng để kiểm tra

  • Nám phổi có phải là lao phổi không? Có di chứng gì không?

    Dân gian thường dùng từ "Nám phổi", để tránh nói tới Lao phổi. Tùy tình trạng lúc khởi đầu điều trị, nếu bị nặng mới uống thuốc thì để lại sẹo hay di chứng nhiều, còn điều trị từ sớm thì để lại tổn thương nhỏ.
    Di chứng ở phổi thì không gây nguy hiểm gì cho người xung quanh vì đã tiêu diệt hết vi trùng. Nhưng bản thân người từng bị lao có mốt số biến chứng từ sẹo cũ đó như: dãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh phổi hạn chế, tái phát lao...Và nếu sẹo nhỏ không đáng kể thì không để lại các biến chứng trên.

  • Xem thêm