Bệnh lao có chữa hết không?

Lao là bệnh có thể điều trị khỏi. Bệnh nhân phải được bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi được chẩn đoán, đặc biệt là những người lao phổi M(+), tức là người có vi trùng nhìn thấy trực tiếp trong đàm. Tuy nhiên, điều trị lao đòi hỏi thời gian dài, bệnh nhân cần phải hiểu và tuân theo những nguyên tắc điều trị: dùng thuốc đúng liều, đều đặn, đủ thời gian.
 
- Tại sao?
 
Vì trong cơ thể người mắc bệnh lao có nhiều dân số trực khuẩn lao khác nhau:
 
·       Nhóm trực khuẩn đang hoạt động và sinh sản: loại này có nhiều trong các hang lao, tức là các lỗ lủng trong phổi theo cách nói thông thường. Nhóm này dễ bị thuốc kháng lao tiêu diệt.
 
·       Nhóm sinh sản chậm nằm trong các đại thực bào, khó bị tiêu diệt hơn.
 
·       Nhóm ngủ yên, sinh sản cực kỳ chậm, nằm rải rác trong các mô cơ thể. Các vi khuẩn trong nhóm này không sinh sản nhưng vẫn sống. Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu đi chúng sẽ hoạt động trở lại. Nhóm này rất khó bị tiêu diệt.
 
Mặt khác vi khuẩn lao có đặc điểm là có một số vi khuẩn tự nhiên có khả năng chống lại được thuốc kháng lao, gọi là kháng thuốc (lờn thuốc). Số vi khuẩn càng đông càng có khả năng có nhiều vi khuẩn kháng thuốc.

 

Các dấu hiệu bệnh lao là gì?

Các dấu hiệu của bệnh laoNgười bị lao phổi thường có những triệu chứng sau đây:

- Ho khạc kéo dài trên 3 tuần

- Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi

- Sốt nhẹ về chiều

- Ra mồ hôi đêm

- Đau ngực, khó thở

- Ho ra máu

Vi trùng lao có thể gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể: lao phổi, lao xương, lao da, lao thận, lao màng não, lao hạch, v.v. Lao phổi là thường gặp nhất, lao ngoài phổi ít gặp hơn. Chỉ có lao phổi mới lây.

 

Sau khi rút dịch màng phổi, khi hít thở nghe có tiếng lạ trong phổi là nguyên nhân gì?

Tiếng động lụp bụp nghe được là tiếng cọ màng phổi khi dịch màng phổi bắt đầu rút đi. Khi dịch màng phổi rút đi sẽ tạo ra một lớp cặn Hình ảnh tràn dich màng phổikeo sệt và dính. Vào thời điểm nghe tiếng động, có thể hai màng phổi chưa dính lại với nhau nên vẫn nghe tiếng kêu đó. Tuy nhiên nhất thiết không được được để dính hai màng phổi lại với nhau vì thế bệnh nhân cần phải tập một số động tác như vươn vai vặn mình, dùng bong bóng loại lớn thổi nhiều lần trong ngày. Thổi bong bóng để làm nở phổi  và phổi di chuyển qua lại mà không dính lại. Hít thật sâu có thể và thở ra hết hơi có thể ( lúc thở nhanh và mạnh, kéo dài). Các động tác trên gọi là vật lý trị liệu dành cho người bị tràn dịch màng phổi

 

Lao màng phổi gây tràn dịch màng phổi có cần kiêng cử gì không?

Không kiêng cữ thức ăn gì cả trừ những thức ăn bệnh nhân bị dị ứng làm bệnh nhân ngứa mề đay mỗi khi ăn thức ăn đó. Bệnh nhân Lao màng phổinên ăn uống bổ dưỡng để có sức khỏe nhằm chống lại bệnh. Tắm rửa bình thường nhưng đừng tắm vào cữ tối, nếu tắm được nước ấm càng tốt.Về việc chọc dò dịch màng phổi thì tùy vào đánh giá của từng Bs để làm xét nghiệm thêm nhằm đánh giá chính xác tình trạng bệnh của bạn.Hoặc là chọc dò nếu lượng dịch của bạn nhiều làm bạn khó thở nhằm giải tỏa bớt dịch trong thời gian đầu. Dịch màng phổi sẽ giảm dần khi mình điều trị lao nếu đúng là bạn bị lao màng phổi. Thời gian dịch giảm tùy từng người nhưng khoảng 1 tháng thì dịch có thể giảm gần hết và 2 tháng thì hết hẳn.Dịch này sẽ rút hết khi điều trị hiệu quả lao. Yêu cầu là bạn sẽ phải tập vật lý trị liệu để khi dịch rút đi bạn không bị dính màng phổi do cặn của dịch đó để lại làm keo dính 2 màng phổi với nhau.Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để đươc hướng dẫn việc hít thở và vận động thể dục hợp lý

 

Tại sao đã hoàn thành điều trị lao màng phổi phác đồ 6 tháng vẫn bị đau sống lưng và bên phổi nơi dịch tràn?

Bạn bị lao màng phổi gây tràn dịch màng phổi và điều trị theo phác đồ 6 tháng là kết thúc. Khi bạn kết thúc phác đồ đó thì được đánh giá là hoàn thành điều trị và bạn đã khỏi bệnh lao màng phổi. Khi bạn bị lao màng phổi gây tràn dịch màng phổi thì sau thời gian khoảng 1 tháng dịch sẽ rút hết và để lại ổ cặn hoặc dính màng phổi nếu bạn không tập vật lý trị liệu đúng cách từ lúc khởi động điều trị. Tình trạng đau của bạn khi hít sau và ho mạnh hoặc vươn vai, vươn tay là do dính màng phổi. Những cơn đau đó đa số là ko có hại gì cả mà chỉ gây khó chịu thôi. Dính màng phổi có thể gây hội chứng hạn chế của phổi vì phổi không thể co lại được như bình thường. Bạn vẫn có thể làm việc bình thường được, không cần phải kiêng cữ gì cả. Bạn nên tập thể dục, chơi thể thao để cải thiện khả năng hít thở của phổi và khả năng gắng sức của bạn, tập tạ được không vấn đề gì cả với điều kiện tập vừa sức và đúng cách. Bạn lên kg khi điều trị là một dấu hiệu tốt vì sức khỏe của bạn đã hồi phục nhưng đừng để tăng cân quá nhiều.

 

Tràn khí màng phổi xuất viện vẫn thấy đau ở vị trí dẫn lưu là vì sao?

Nếu đau nhẹ và ngay vị trí dẫn lưu thì không đáng ngại do vết thương dẫn lưu làm bạn bị đau. 

Nếu bạn đau tăng lên và kèm theo triệu chứng tức ngực, khó thở thì phải quay lại tái khám ở chỗ bạn từng đặt dẫn lưu để kiểm tra lại.
Bạn nên tái khám theo hướng dẫn của Bs để kiểm tra kỹ về sự hồi phục của phổi.

 

Hiện tượng ho ra máu cho bệnh nhân có tiền căn lao là do nguyên nhân gì?

Ho ra máuHo ra máu ở bệnh nhân có tiền căn lao phổi thường có 3 khả năng xảy ra:

1. Lao phổi tái phát

2. Di chứng lao phổi cũ

3. Ho ra máu do nguyên nhân khác, không do bệnh lao phổi.

Đối với khả năng thứ 1: Người nhà em cần đến trung tâm hay bệnh viện chuyên khoa về lao để được tầm soát bệnh lao tái phát và điều trị theo phác đồ lao phổi tái phát.

Đối với khả năng thứ 2: Lao phổi sau điều trị khi lành sẽ để lại những vết  xơ sẹo trên phổi hay làm giãn phế quản, khi bị nhiễm trùng có thể xuất huyết làm bệnh nhân ho ra máu. Do đó, bệnh nhân cần được điều trị nhiễm trùng với kháng sinh như viêm phổi thông thường. Sau điều trị hết đợt nhiễm trùng, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn uống nghỉ ngơi thích hợp để phòng ngừa bội nhiễm. Đối với những bệnh nhân ho ra máu nặng , kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có thể hội chẩn với bác sĩ khoa Ngoại để xem xét chỉ định cắt phân thùy phổi bị di chứng.

Đối với khả năng thứ 3: Có rất nhiều nguyên nhân ho ra máu không do lao như ung thư phổi, nấm phổi, ký sinh trùng ở phổi,... Bệnh nhân cần đến bệnh viện chuyên khoa hô hấp để được tầm soát và điều trị sớm

 

CT phổi tạo hang có kết luận là lao phổi không?

Hình ảnh cắt lớp CT phôi tạo hang laoLao phổi thì có hai thể là lao có xét nghiệm vi trùng dương và lao có xét nghiệm vi trùng âm do có thể tổn thương chưa đủ để vi trùng ra đàm, hoặc khạc đàm không đúng. Nếu muốn điều tri lao kết quả vi trùng âm, nguyên tắc phải có 4 mẫu đàm âm tính và có hai bác sỹ  chuyên khoa lao hội ý với nhau thì bệnh nhân đó sẽ được quyết định điều trị lao. Một số trường hợp nếu tổn thương trên CT quá điển hình của lao thì không cần làm gì thêm, nhưng nếu có nghi ngờ gì do bệnh nhân từng bị ung thư, thì khả năng tái phát là rất cao, nên thường các bv lớn như Chợ Rẫy, Gia Định sẽ cho  bệnh nhân nội soi phế quản kiểm tra và lấy dịch rửa phế quản để tìm vi trùng thì kết quả chính xác hơn, ngoài ra còn giúp khảo sát trực tiếp xem có tổn thương khác như u hay không, mà CT ngực không phản ánh hết

 

Người bị tiểu đường có nên tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi cấp độ 3 không?

Bệnh nhân lao đang thử đường huyếtLao phổi M(+) mà xét nghiệm đàm là +++ (3 cộng) cho thấy đàm của người này có nhiều vi trùng lao vì thế khả năng lây lan sẽ rất cao. Người bị tiểu đường thì hệ miễn dịch sẽ bị giảm (khả năng chống chọi với bệnh tật giảm, yếu hơn người bình thường). Vì thế người tiểu đường sẽ dễ bị nhiễm lao hơn. Việc tiếp xúc gần với người bệnh lao sẽ tăng NGUY CƠ nhiễm lao lên.Tiếp xúc các nhiều càng tăng, tiếp xúc càng gần càng tăng. Quan trọng là có tiếp xúc trực tiếp với chất tiết (đàm nhớt, nước dãi,... lúc bệnh nhân ho) của người bệnh lao hay không.Tiếp xúc 5 phút hay 10 phút hay không thì không quan trọng bằng tiếp xúc với chất tiết của người bệnh ko. Nếu không bắt buộc và không cần thiết thì người tiểu đường không nên tiếp xúc với người bị lao phổi M(+). Nếu bắt buộc tiếp xúc thì người bệnh lao phải mang khẩu trang và không tiếp xúc gần quá. Người không bệnh lao mang khẩu trang chỉ ngừa được một phần thôi. Nếu đã tiếp xúc thì người tiểu đường theo dõi bệnh của mình và chụp phim Xquang định kỳ mỗi 3-6 tháng để kiểm tra

 

Nám phổi có phải là lao phổi không? Có di chứng gì không?

Dân gian thường dùng từ "Nám phổi", để tránh nói tới Lao phổi. Tùy tình trạng lúc khởi đầu điều trị, nếu bị nặng mới uống thuốc thì để lại sẹo hay di chứng nhiều, còn điều trị từ sớm thì để lại tổn thương nhỏ.
Di chứng ở phổi thì không gây nguy hiểm gì cho người xung quanh vì đã tiêu diệt hết vi trùng. Nhưng bản thân người từng bị lao có mốt số biến chứng từ sẹo cũ đó như: dãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh phổi hạn chế, tái phát lao...Và nếu sẹo nhỏ không đáng kể thì không để lại các biến chứng trên.

 

Tôi vừa bị lao vừa bị đái tháo đường type 2, vậy uống hai loại thuốc đồng thời có sao không?

Bệnh lao và đái tháo đường (ĐTĐ) là “ người bạn đồng hành” vì bản thân bệnh lao là bệnh nhiễm trùng cơ hội. Tỉ lệ nhiễm lao ở người Việt Nam khoảng 70 – 75 %. Bình thường người bị nhiễm lao không có triệu chứng lâm sàng và vi trùng lao sống cộng sinh trong cơ thể. Khi người nhiễm lao bị mắc thêm ĐTĐ làm hện miễn dịch cơ thể suy yếu đay là cơ hội cho vi trùng lao tấn công . Theo dịch tể học về lao thì có 10% người nhiễm lao sẽ mắc lao trong  đời người. Nhưng nếu có bệnh ĐTĐ. Kèm theo thì có 10% người nhiễm lao sẽ bệnh lao trong 10 năm.

Điều trị lao theo phác đồ của chương trình chống lao quốc gia từ 6 – 8 tháng thì khỏi. Tuy nhiên nếu chỉ mắc bệnh lao thì điều trị tương đối dễ dàng hơn. Điều trị lao có bệnh ĐTĐ kèm theo tương đối phức tạp

-          Về chế độ thuốc. Thuốc lao hầu hết chuyển hóa qua gan và thận vì vậy khi dùng thuốc lao ít nhiều có ảnh hưởng lên 2 cơ quan này. Có thể có tác dụng phụ  như sau

­+  Tác dụng phụ nặng : Viêm gan, Viêm trựợt da , suy thận, sốc phản vệ

+ Tác dụng phụ nhẹ: đau bụng , buồn nôn, nôn. Ngứa, nổi mề đây, đau các khớp lớn….

Khi uống thuốc vào có hiện tượng đi tiểu màu đỏ, phân màu đỏ mồ hôi màu đỏ, thậm chí khó nước mắt màu đỏ.  Hiện tượng này là bình thường, vì đó  là màu của thuốc. Còn tất cả những biểu hiện tác dụng phụ nặng , nhẹ như trên thì bệnh nhân phải đến gặp trực tiếp Bác Sĩ điều trị để Bs có hướng giải quyết

+ Thuốc ĐTĐ cũng chuyển hóa qua gan và thận. Vì vậy khi dùng 2 loại cùng lúc thì có ảnh hưởng tới gan. Vả lại thuốc ĐTĐ dạng uống có tác dụng cạnh tranh với thuốc lao vì vậy ít nhiều làm giảm tác dụng của thuốc lao. Đối với bệnh nhân bị Lao + ĐTĐ chúng ta nên chuyển thuốc uống ĐTĐ qua chích Insulin là an toàn và hiệu quả , giảm tác dụng phụ của thuốc và kiểm soát đường huyết tốt nhất

Với bệnh nhân có 2 bệnh trên kèm theo, để điều lao hiệu quả điều đầu tiên phải kiểm soát được đường huyết trong giới hạn cho phép thì bệnh lao mới khỏi

-          Về chế độ dinh dưỡng . Khi mắc 2 bệnh cùng lúc thì chế độ dinh dưỡng cũng khác nhau.

o   Bệnh lao thì đòi hỏi bệnh nhân phải ăn uống thật tốt không kiêng khem. Còn bệnh ĐTĐ thì phải có chế độ kiêng khem . Vấn đền này đã khó khăn rồi

o   Bệnh lao cần cung cấp đường thì lại phải kiêng đường …

Tóm lại phối hợp điều trị Lao – ĐTĐ phải phối hợp đồng bộ 3 chuyên khoa sâu. Lao bệnh phổi. Nội tiết. Nội tim mạch

 

Bệnh lao phổi lây qua đường nào?

Lao phổi lâu qua đường không khíLao phổi lây qua đường không khí

Khi bệnh nhân lao phổi nói, nhất là khi ho hoặc hắt hơi, họ sẽ bắn ra chung quanh muôn ngàn những hạt đàm nhỏ, trong các hạt đều có chứa một số vi trùng lao: đó là các hạt nhỏ gây nhiễm. Số lượng các hạt nhỏ bắn ra chung quanh bệnh nhân rất lớn khi bệnh nhân ho (3.500) hoặc hắt hơi (1.000.000). Khi tiếp xúc với không khí, bề mặt những hạt nhỏ này sẽ khô dần đi và trở thành những hạt rất nhẹ luôn chứa vi trùng lao còn sống lơ lửng trong không khí một thời gian. Ở nơi tù hãm, những hạt này còn lơ lửng trong không khí lâu hơn nữa và các vi trùng có thể sống nhiều giờ trong bóng tối.

Ánh sáng trực tiếp của mặt trời tiêu hủy vi trùng lao nhanh chóng. Do đó làm thông thoáng và phơi sáng nơi bệnh nhân lao sống có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người sống tiếp xúc với họ.

Như vậy những người sống gần hay ngủ gần bệnh nhân sẽ có nguy cơ hít phải những hạt nhỏ gây nhiễm. Nguy cơ lây nhiễm càng cao khi sự tiếp xúc càng mật thiết vì liên quan đến mật độ vi trùng trong không khí. Như vậy hai yếu tố chủ yếu xác định nguy cơ lây truyền vi trùng lao cho người lành là: nồng độ những hạt nhỏ gây nhiễm lơ lửng trong không khí, và thời gian mà người đó hít thở không khí này. Ta dễ dàng hiểu rằng một tỷ lệ lớn trẻ em sống gần nguồn lây sẽ bị nhiễm lao. Con nhỏ của một bà mẹ đang ho ra vi trùng có nguy cơ bị lây nhiều nhất.

 Bệnh nhân có vi trùng dương tính qua soi trực tiếp (nhìn thấy được bằng kính hiển vi) thì lây nhiều hơn vì họ khạc ra nhiều vi trùng hơn so với những người có vi trùng chỉ phát hiện bằng nuôi cấy.

 
  • Xem thêm