
Phục hồi chức năng hô hấp là một can thiệp có thể mang lại nhiều lợi ích trên bệnh nhân có bệnh lý hô hấp như cải thiện triệu chứng, chất lượng cuộc sống, chức năng phổi... Phục hồi chức năng hô hấp bao gồm rất nhiều thành tố khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các bài tập nhằm tăng cường sức cơ hô hấp.
BÀI TẬP THỞ CHO SỨC KHỎE HÔ HẤP: TĂNG SỨC CƠ HÔ HẤP
BÀI TẬP THỞ CHO SỨC KHỎE HÔ HẤP: TĂNG SỨC CƠ HÔ HẤP
ThS. BS. Lê Hòa
Trung tâm Điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt
Phục hồi chức năng hô hấp là một can thiệp có thể mang lại nhiều lợi ích trên bệnh nhân có bệnh lý hô hấp như cải thiện triệu chứng, chất lượng cuộc sống, chức năng phổi... Phục hồi chức năng hô hấp bao gồm rất nhiều thành tố khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các bài tập nhằm tăng cường sức cơ hô hấp.
Rèn luyện cơ hô hấp
Rèn luyện cơ hô hấp mà chủ yếu là tập hít vào khi được thực hiện cùng với các thành phần khác của chương trình phục hồi chức năng hô hấp có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân COPD bị yếu các cơ hô hấp. Bệnh nhân có thể tập hít vào với dụng cụ tập (IMT) khoảng 30 lần cho mỗi lần tập trong vòng 15 phút. Với dụng cụ này, bệnh nhân khi hít vào sẽ cần vượt qua một kháng lực, dần dà sẽ giúp tăng cường sức mạnh của cơ hít vào, đặc biệt là cơ hoành. Bệnh nhân có thể tăng dần tần suất tập luyện và mức kháng lực theo thời gian tùy theo mức độ cải thiện của mình. Bên cạnh đó, một số dụng cụ cũng hỗ trợ việc tập luyện thở ra.
Dưới đây là gợi ý các bước cơ bản của việc tập luyện cơ hít vào. Với những dụng cụ tập luyện khác nhau có thể có đôi chút khác biệt trong cách sử dụng.
1/ Ngồi thẳng lưng trên ghế hoặc đứng thẳng.
2/ Bịt 2 mũi.
3/ Giữ chặt dụng cụ tập thở bằng 1 tay.
4/ Đặt dụng cụ vào miệng, ngậm chặt môi.
5/ Thở ra dài hết mức có thể sau đó hít vào vừa nhanh vừa mạnh qua miệng. Hít vào càng nhanh, càng nhiều không khí càng tốt trong khi mở rộng lồng ngực.
6/ Thở ra chậm, nhẹ nhàng và thư giãn.
7/ Nghỉ ngơi và sau đó lặp lại các bước trên.
Một số dụng cụ rèn luyện cơ hô hấp:
Tập vận động chi trên
Trong cuộc sống hằng ngày, các cơ chi trên đóng vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giúp cơ thể thực hiện các thao tác cần thiết. Bên cạnh đó, hoạt động của một số nhóm cơ chi trên cũng có ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp do đảm nhiệm chức năng kép. Việc luyện tập các bài tập vận động chi trên cũng góp phần giúp cải thiện hoạt động của các cơ hô hấp. Một số bài tập cơ chi trên có thể liệt kê như bài tập nâng cánh tay, bài tập kết hợp 2 tay... Quá trình tập luyện có thể được thực hiện với tần suất từ 3 đến 5 lần một tuần, với bài tập liên tục trong 20 đến 30 phút, tùy thuộc vào khả năng gắng sức của bệnh nhân.
Bài tập nâng cánh tay (Tải trọng thấp, tần số cao) |
|
|
- Ngồi tựa trên ghế - Giữ thanh gỗ bằng 2 tay, đặt ngang gối - Nâng thanh gỗ cao quá đầu rồi hạ xuống, lặp đi lặp lại - Hít vào trong khi nâng lên và thở ra trong khi hạ xuống |
Bài tập kết hợp 2 tay (Tải trọng thấp, tần số cao) |
|
- Thả lỏng 2 tay dọc theo 2 bên cơ thể - Dang 2 tay sang 2 bên, ngang 2 vai, kết hợp hít vào - Di chuyển 2 tay ra trước đến đường giữa, kết hợp thở ra - Dang ngang 2 tay trở lại, kết hợp hít vào - Hạ 2 tay xuống, trở về vị trí ban đầu, kết hợp thở ra |
Một số bài tập sức bền chi trên
“Nguồn: Pulmonary Rehabilitation Toolkit”
Thông tin liên hệ:
Phòng khám chuyên khoa Hô hấp Phổi Việt
20 - 22 Ngô Quyền, Phường 5, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
SĐT liên hệ: 028 3957 5099 hoặc 090 3903884
Tài liệu tham khảo: cung cấp nếu cần
Bài viết gần đây
Cúm không chỉ là một căn bệnh thông thường - đối với những người mắc bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hay bệnh tim, cúm có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của việc tiêm phòng cúm hàng năm và lý do tại sao đây là biện pháp bảo vệ quan trọng bạn không nên bỏ qua.
Viêm mũi dị ứng, một bệnh lý thường gặp. Giấc ngủ, điều mà mọi người chúng ta đều cần mỗi ngày. Hai điều này, tưởng chừng không liên hệ với nhau, nhưng trên thực tế chúng lại có mối liên hệ khăng khít và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta. Cùng tìm hiểu về mối liên hệ này trong bài viết dưới đây nhé
Phế cầu khuẩn hay còn gọi là phế cầu, là loại vi khuẩn có tên khoa học là Streptococcus Pneumoniae, thường cư trú ở vùng mũi họng của con người. Người nhiễm phế cầu khuẩn có thể mắc các bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến tính mạng bao gồm viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm trùng máu. Phế cầu khuẩn không chỉ gây bệnh nặng, để lại những biến chứng cho hệ hô hấp và thần kinh mà còn gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh làm cho thời gian điều trị kéo dài đồng nghĩa với chi phí tốn kém. Chính vì vậy, chủ động tiêm vắc xin phòng phế cầu là cần thiết và rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, phòng các bệnh nguy hiểm chết người do vi khuẩn này gây ra