Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Con người dành khoảng 1/3 thời gian trong cuộc sống của mình dành cho giấc ngủ. Vậy các thành phần của một giấc ngủ như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm để hiểu rõ hơn về giấc ngủ của con người

Tìm hiểu về cấu trúc giấc ngủ

Tìm hiểu về cấu trúc giấc ngủ

BS. Nguyễn Công Trường

Phòng khám hô hấp Phổi Việt

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Con người dành khoảng 1/3 thời gian trong cuộc sống của mình dành cho giấc ngủ. Vậy các thành phần của một giấc ngủ như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm để hiểu rõ hơn về giấc ngủ của con người.

Nguồn: Sưu tầm

Các giai đoạn của một giấc ngủ

Có hai loại giấc ngủ cơ bản là giấc ngủ REM ( giấc ngủ chuyển động mắt nhanh ) và giấc ngủ non-REM ( gồm 3 giai đoạn: N1, N2, N3 )

 

1

                

 

                  Giai đoạn N1

 

Giai đoạn 1 của giấc ngủ non- REM là sự chuyển đổi từ trạng thái tỉnh táo sang trạng thái ngủ. Giai đoạn này kéo dài khoảng vài phút, chiếm 2-5% tổng thời gian ngủ, lúc này nhịp tim, nhịp thở và chuyển động của mắt sẽ chậm lại và các cơ của bạn được thư giãn. Sóng não của bạn cũng bắt đầu chậm lại.

Trong giai đoạn này người ngủ rất dễ bị đánh thức và khi tỉnh giấc sẽ có cảm giác như chưa bắt đầu giấc ngủ.

 

 

2

             

 

             Giai đoạn N2

 

 

Giấc ngủ non-REM giai đoạn 2 là khoảng thời gian ngủ nông trước khi bạn bước vào giấc ngủ sâu hơn. Nhịp tim và nhịp thở của bạn chậm lại, đồng thời các cơ cũng thư giãn hơn nữa. Nhiệt độ cơ thể của bạn giảm xuống và chuyển động của mắt dừng lại. Hoạt động của sóng não chậm lại nhưng vẫn xuất hiện những đợt sóng nhanh xen kẽ. Ở người trưởng thành, giai đoạn này có thể chiếm hơn 50% tổng thời gian ngủ.

 

 

3

                

 

                Giai đoạn N3

 

Giai đoạn 3 của giấc ngủ non-REM là giai đoạn ngủ sâu giúp bạn cảm thấy sảng khoái vào buổi sáng. Nó xảy ra trong thời gian dài hơn trong nửa đầu của đêm. Nhịp tim và nhịp thở của bạn chậm lại ở mức thấp nhất trong khi ngủ, sóng não cũng trở nên chậm hơn. Cơ bắp được thư giãn và khó có thể đánh thức bạn trong giai đoạn này.

Đây là giai đoạn quan trọng giúp bạn phục hồi toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh. Nếu thiếu giấc ngủ N3 thì dù ngủ rất nhiều bạn vẫn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Do đây là giấc ngủ sâu, nên nếu một người bị đánh thức trong giai đoạn này họ có thể rơi vào trạng thái mơ hồ, bối rối.

 

 

REM

                            

 

                              Giai đoạn giấc ngủ REM

 

Giấc ngủ REM kéo dài khoảng 90 phút sau khi bạn chìm vào giấc ngủ, chiếm khoảng 25% giấc ngủ. Đôi mắt của bạn di chuyển nhanh chóng từ bên này sang bên kia. Hoạt động sóng não lúc này trở nên gần giống với sóng não được thấy khi thức. Hơi thở của bạn trở nên nhanh hơn và không đều, đồng thời nhịp tim và huyết áp tăng lên gần với mức khi thức dậy. Hầu hết các giấc mơ xảy ra trong giấc ngủ REM, mặc dù một số cũng có thể xảy ra trong giấc ngủ non-REM. Cơ tay và chân của bạn bị tê liệt tạm thời, điều này khiến bạn không thể thực hiện được giấc mơ của mình. Khi già đi, bạn thường ngủ ít hơn trong giai đoạn giấc ngủ REM. Việc củng cố trí nhớ của bạn cần cả giấc ngủ non-REM và giấc ngủ REM. Thức giấc giữa giai đoạn giấc ngủ REM sẽ mang tới cảm giác mệt mỏi, uể oải, mất phương hướng, mất thăng bằng.

 

Ngoài ra, mỗi khi ngủ, cơ thể bạn sẽ trải qua 4-6 chu kỳ giấc ngủ với 4 giai đoạn giấc ngủ lặp lại, mỗi chu kì kéo dài khoảng 90 phút. Đế có thể thức dậy sảng khoái về tinh thần và thể chất, bạn không nên tỉnh giấc vào giữa các giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn ngủ sâu N3 và giai đoạn REM. Thiếu đi giấc ngủ non-REM giai đoạn N3 và giấc ngủ REM sẽ dẫn tới những ảnh hưởng về sức khỏe tinh thần và thể chất bao gồm suy giảm trí nhớ, tâm trạng thay đổi thất thường, khó tập trung, suy giảm miễn dịch, nghiêm trọng hơn là tử vong.

Hiểu rõ về 4 giai đoạn giấc ngủ sẽ giúp bạn xác định thời gian đi ngủ và thức giấc hợp lý, mang tới trạng thái tinh thần và thể chất tốt nhất cho cơ thể mỗi khi thức dậy vào buổi sáng.

Tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng khám chuyên khoa Hô hấp Phổi Việt đã dẫn đầu trong việc áp dụng các biện pháp chẩn đoán và điều trị tiên tiến cho các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ từ năm 2012. Với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp được chứng nhận bởi Hiệp hội Giấc ngủ Thế giới (WSS) và sở hữu phòng thăm dò giấc ngủ đạt chuẩn theo Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam (VSSM), Phổi Việt tự hào là địa chỉ tin cậy cho bệnh nhân gặp các vấn đề hô hấp trong lúc ngủ. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, áp dụng những phương pháp điều trị tiên tiến nhất để mang lại giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Địa chỉ: 20 - 22 Ngô Quyền, Phường 5, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3957 5099 hoặc 090 3903884

Phổi Việt - Đồng hành cùng bạn trên hành trình chăm sóc sức khỏe hô hấp và giấc ngủ.

Tài liệu tham khảo: cung cấp theo yêu cầu

 

Bài viết gần đây

27-11-2024

Phục hồi chức năng hô hấp là một can thiệp có thể mang lại nhiều lợi ích trên bệnh nhân có bệnh lý hô hấp như cải thiện triệu chứng, chất lượng cuộc sống, chức năng phổi... Phục hồi chức năng hô hấp bao gồm rất nhiều thành tố khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các bài tập nhằm tăng cường sức cơ hô hấp.

19-11-2024

Cúm không chỉ là một căn bệnh thông thường - đối với những người mắc bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hay bệnh tim, cúm có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của việc tiêm phòng cúm hàng năm và lý do tại sao đây là biện pháp bảo vệ quan trọng bạn không nên bỏ qua.

13-11-2024

Viêm mũi dị ứng, một bệnh lý thường gặp. Giấc ngủ, điều mà mọi người chúng ta đều cần mỗi ngày. Hai điều này, tưởng chừng không liên hệ với nhau, nhưng trên thực tế chúng lại có mối liên hệ khăng khít và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta. Cùng tìm hiểu về mối liên hệ này trong bài viết dưới đây nhé