Bé 5 tuổi, đêm hay ho, ói đờm, khò khè, sốt có thể là bệnh gì?

Có 2 khả năng có thể xảy ra với bé:
1. Bé bị tr
Trẻ ho về đêmào ngược dạ dày thực quản: ho khi nằm xuống, ói, khò khè... 

2. Bé bị hen suyễn: ho, khò khè vào đêm gần sáng, tái đi tái lại... 
- Riêng sốt nhẹ có thể là do nhiễm siêu vi kèm theo hoặc do sờ bé thấy nóng nhưng thực chất bé không sốt khi cặp nhiệt (trẻ em thường sờ sẽ thấy ấm hơn người lớn)
- Nếu bạn muốn được tư vấn và khám đánh giã kỹ hơn cho bé thì cần đưa bé tới bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa hô hấp

 

Thời tiết lạnh hay thời tiết nóng dễ gây cơn hen hơn?

Bản thân thời Thời tiết nóng lạnh gây hen suyễntiết nóng hay lạnh không gây cơn hen mà chính là sự thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại từ lạnh sang nóng đã gây lên cơn hen với lý do là thay đổi đặc tính vật lý của không khí thở vào. Tuy nhiên có một số bệnh nhân hen nhạy cảm với chuyển đổi từ nóng sang lạnh hơn và một số bệnh nhân hen khác lại nhạy cảm với chuyển đổi từ lạnh sang nóng hơn. Lý do vì sao không được rõ, có lẽ là do đặc điểm cấu tạo đặc biệt của đường thở của từng người.

 

Vì sao mỗi lần thay đổi thời tiết, người bệnh hen hay có triệu chứng nhiều hơn?

Thay đổi thời tiết là một yếu tố thúc đẩy bệnh hen vào cơn hen cấp. Có nhiều lý do giải thích cho điều này. (1) thời tiết thay đổi là yếu tố Thay đổi thời tiết là tác nhân gây cơn henthuận lợi để các nhiễm trùng hô hấp trên phát triển như nhiễm siêu vi, vi khuẩn, nhiễm siêu vi, vi khuẩn đến lượt nó thúc đẩy bệnh hen vào cơn hen cấp; (2) thời tiết thay đổi sẽ làm thay đổi đặc tính vật lý của không khí ví dụ độ ẩm, nhiệt độ, thành phần các hạt trong không khí, sự thay đổi vật lý này của không khí sẽ dẫn đến đáp ứng viêm tăng lên ở đường thở và vào cơn hen cấp. Điều này cũng được chứng minh khá rõ ràng các bệnh nhân hen hay vào cơn hen do thay đổi thời tiết thường tăng triệu chứng từ 2 – 3 ngày trước khi thay đổi thời tiết thực sự diễn ra, đó là vì đường thở đã nhận ra được sự thay đổi đặc tính vật lý của không khí từ trước

 

Hen suyễn trẻ em có trị hết luôn được không?

Câu hỏi
Bé bị hen phế quản từ hồi 2 tuổi đã trị dứt. Đến 6 tuổi bé lại bị lại, có cách nào điều trị dứt điểm cho bé?
Trả lời
Nếu bé được chẩn đoán hen suyễn chính xác mà sau 6 tuổi vẫn còn bộc lộ triệu chứng hen suyễn thì nhiều khả năng bé bị hen suyễn liên quan tới dị ứng. (Để chắc chắn điều này cần phải được đánh giá lại bới bác sỹ chuyên khoa hô hấp hoặc hô hấp nhi).
Nêu đúng là hen suyễn thì hiện tại trên thế giới chưa có biện pháp điều trị dứt hẳn (vì đây là bệnh dị ứng mang tính chất di truyền gia đình).
Vấn đề chính là chúng ta có thể điều trị để kiểm soát bệnh hen suyễn cho bé để đưa bé về cuộc sống bình thường (không còn cơn hen, không còn ho, không khò khè, không khó thở, cũng như các triệu chứng hô hấp khác làm giới hạn hoạt động của bé, cuối cùng là kiểm soát tốt mà bé vẫn không cần phải dùng thuốc sau 1 thời gian điều trị phù hợp).

 

Làm sao biết được bệnh nhân hen đi vào cơn cấp ?

Vì triệu chứng cơn hen và triệu chứng bệnh hen là giống nhau, điểm khác biệt duy nhất là cường độ triệu chứng và kiểu cách khởi phát, để có thể nhận biết được hen vào cơn cấp cần phải luôn so sánh triệu chứng hiện có với triệu chứng bệnh hen những ngày trước đó. Nếu bạn thấy triệu chứng ho, khó thở, khò khè, nặng ngực của ngày hôm nay nhiều hơn hẳn những ngày trước đó, kéo dài hơn về thời gian so với trước, dùng thuốc xịt không giúp giảm triệu chứng rõ như trước, thì đó là dấu hiệu của cơn hen cấp.

 

Tôi nghe nói hen là bệnh không thể điều trị được đúng không bác sỹ ?

Thật ra hen là bệnh có thể điều trị kiểm soát triệu chứng được. Vì cơ chế gây hen là viêm đường thở mạn tính nên thuốc kháng viêm đường hít có thể dùng điều trị hen được. Khi hiện tượng viêm giảm đi thì triệu chứng hen sẽ được kiểm soát. Và bệnh nhân hen khi được điều trị kiểm soát hen bằng corticoid đường hít sẽ không có triệu chứng và sống cuộc sống như người bình thường. Điều đáng tiếc là thuốc corticoid hít có thể khống chế hiện tượng viêm nhưng không thể tiêu diệt hoàn toàn hiện tượng này vì thế khi ngưng corticoid hít, viêm có thể quay trở lại và bệnh nhân có triệu chứng trở lại. Như vậy hen có thể điều trị kiểm soát được nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Điều trị kiểm soát hen như thế phải là điều trị hết sức lâu dài chứng không thể là khi hết triệu chứng thì ngưng thuốc kiểm soát hen.

 

18 tuổi bị chứng khó thở, phải hít bằng miệng mới dễ chịu, có phải là suyễn không?

Đường thở rất quan trọng, hít thở đủ mới có đủ oxy cung cấp cho toàn cơ thể, và đặc biệt là não bộ, nên em cần phải đi khám bệnh sớm. Bệnh liên quan đến triệu chứng của em có thể là hen suyển, hoặc một số bệnh khác mà cần kiểm tra X quang phổi và đo chức năng hô hấp để chẩn đoán xác định. Nếu được điều trị đúng em sẽ nhanh chóng hết triệu chứng. Vì đây là một bệnh phải cần chuyên khoa sâu để trị tốt và giảm thiểu tối đa biến chứng, khuyên em nên tới các trung tâm chuyên hô hấp để khám hoặc tới trung tâm Phổi Việt của chúng tôi để điều trị kịp thời tránh di chứng về sau

 

Hen là bệnh có tính di truyền, nhưng tại sao gia đình tôi không có ai mắc bệnh hen mà tôi vẫn bị hen ?

Đúng là hen là bệnh dị ứng có tính chất di truyền nhưng cần lưu ý rằng, người không có tiền căn gia đình mắc bệnh dị ứng vẫn có thể mắc hen như thường. Nghiên cứu cho thấy một em bé sinh ra bởi cha và mẹ đều không bị bệnh dị ứng cũng có từ 10 – 20% nguy cơ mắc bệnh dị ứng như thường. Lẽ dĩ nhiên là em bé sinh ra bởi cha hoặc mẹ hay cả cha lẫn mẹ có bệnh dị ứng thì trẻ có xác suất mắc bệnh dị ứng còn cao hơn nữa. Thật ra thì hen là do tương tác giữa cơ địa bên trong và yếu tố có hại từ môi trường bên ngoài. Một em bé không có cơ địa dị ứng, nhưng vì một lý do nào đó tiếp xúc quá nhiều với yếu tố có hại từ môi trường thì vẫn có thể phát bệnh hen như thường.

 

Sự khác biệt giữa triệu chứng bệnh hen và triệu chứng cơn hen?

Vì bệnh hen và cơn hen đều gây tắc nghẽn luồng không khí đi vào và ra khỏi phổi nên triệu chứng của cả hai đều là: ho, khó thở, khò khè, nặng ngực. Điểm khác biệt duy nhất giữa triệu chứng của bệnh hen và cơn hen chính cường độ và kiểu cách xuất hiện của triệu chứng. Đối với bệnh hen thì các triệu chứng xuất hiện dai dằng hết ngày này qua ngày khác, cường độ triệu chứng vừa phải. Đối với cơn hen thì cũng chính là các triệu chứng đó mà thôi nhưng xuất hiện đột ngột, gián đoạn, cường độ mạnh hơn. Ví dụ nếu mỗi sáng bệnh nhân đều ho và khó thở, nhưng triệu chứng ho và khó thở đó thoáng qua, chỉ cần xịt 1 – 2 nhát thuốc giãn phế quản Ventolin thì đã bớt rồi, đó là triệu chứng bệnh hen. Ngược lại nếu ho và khó thở đó nặng hơn ví dụ làm lời nói bị gián đoạn, xịt thuốc không đáp ứng, thì đó là triệu chứng cơn hen 

 

Cần phải làm gì sau khi cơn hen cấp đã qua ?

Một khi cơn cấp qua đi, bạn phải xem xét lại lý do vì sao bệnh hen của bạn vào cơn hen cấp để có thể phòng tránh không vào lại một cơn cấp mới trong tương lai. Các lý do có thể làm bệnh hen vào cơn hen cấp là: (1) tiếp xúc với yếu tố kích phát cơn hen từ môi trường ví dụ tiếp xúc với phấn hoa, mùi nồng, mùi hắc, khói thuốc lá hoặc ăn phải thức ăn dị ứng. (2) sử dụng thuốc kiểm soát bệnh hen không đúng đắn về kỹ thuật dùng bình xịt hoặc liều lượng thuốc kiểm soát hen chưa đúng. Bác sỹ có thể giúp bạn nhân diện các lý do vào cơn hen cấp, vì thế đơn giản nhất là sau mỗi cơn hen cấp phải tái khám bác sỹ điều trị để được thay đổi chế độ điều trị cho phù hợp và cùng bác sỹ nhận diện các yếu tố thúc đẩy vào cơn hen cấp để phòng tránh sau này.

 

Ho khò khè có phải là hen suyễn?

Câu hỏi

6 tháng trở lại đây, mức độ khò khè tăng lên, cháu có biểu hiện khó thở, nhiều khi cháu phải rướn lên mới thở được. Như vậy có phải hen suyễn chưa?

Trả lời

Đặc trưng của hen suyễn là bệnh hay tái đi tái lại mãi với bốn triệu chứng chính là ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Như vậy nếu cháu có triệu chứng khò khè tái đi tái lại, nhiều hơn về đêm đôi khi kèm khó thở thì rất có khả năng cháu mắc hen suyễn.
Tuy nhiên cần nhớ chẩn đoán hen suyễn ở trẻ em không đơn giản vì có nhiều bệnh khác cũng có triệu chứng như vậy. Tốt nhất là dẫn cháu đi khám bác sỹ để được chẩn đoán chính xác

 

Khi nào cần liên lạc với bác sỹ hoặc đi cấp cứu khi có cơn hen cấp?

Khi các xử trí ban đầu không làm giảm triệu chứng cơn hen, bạn phải liên lạc ngay với bác sỹ hoặc đi cấp cứu. Những dấu hiện nhận biết cơn hen nặng không đáp ứng điều trị tại nhà là: khó thở nhiều đến nỗi lời nói bị gián đoạn; ho khó thở nhiều làm bệnh nhân cảm giác sợ hãi, sau xịt đã xịt 3 lần thuốc giãn phế quản cách nhau 15 – 20 phút mà triệu chứng không hết, hoặc là triệu chứng tái phát sớm < 4 giờ.

 
  • Xem thêm