Phần lớn bệnh nhân bị bỏ sót chẩn đoán do không biết bệnh, không chấp nhận chẩn đoán, ngoài ra còn do nhân viên y tế chưa nắm bắt kịp thời thông tin mới về bệnh hen

Bệnh hen còn bỏ sót ở cộng đồng

Bệnh hen còn bỏ sót ở cộng đồng

BS.CKI. Quách Minh Phong

Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

Hen là một  bệnh  mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều loại tế bào và thành phần tế bào, là tăng phản ứng đường thở, co thắt và tắc hẹp đường thở, xuất hiện các cơn ho khò khè, nặng ngực và khó thở tái phát , nặng hơn vào ban đêm, biến đổi theo đợt, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc

Hiện nay bệnh hen có xu hướng gia tăng trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen (cả người lớn và trẻ em ). Ở Việt Nam chưa có thống kê chính xác tỷ lệ mắc cũng như tử vong do hen, nhưng nếu dự tính khoảng 4 -5% thì chúng ta có khoảng 4 triệu người mắc hen. Tại Cà Mau chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng chắc số lượng bệnh nhân không nhỏ. Từ khi phòng khám Hen đi vào hoạt động ( từ tháng 3/2008) đến nay, số lượt khám và quản lý  đã tăng đáng kể 350 ca quản lý và hơn 600 lượt khám. Phần lớn bệnh nhân bị bỏ sót chẩn đoán do không biết bệnh, không chấp nhận chẩn đoán, ngoài ra còn do nhân viên y tế chưa nắm bắt kịp thời thông tin mới về bệnh hen vì vậy chẩn đoán nhầm, còn lạm dụng thuốc cắt cơn ( Ventolin, Salbutamol,Asmin…) thuốc Corticoide đường toàn thân uống và chích ( Dexa, Kmicort…) dẫn tới tốn hao tiền bạc, ảnh hưởng đến sức khỏe do tác dụng phụ của thuốc, mất thời gian cho bệnh nhân.

Theo GINA để chẩn đoán bệnh hen có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

Dấu hiệu lâm sàng :

       Nghĩ đến hen khi có các dấu hiệu:

  • Ho, nhiều về đêm và gần sáng
  • Khò khè tái đi tái lại nhiều lần
  • Nặng ngực, tái đi tái lại
  • Khó thở, tái đi tái lại

Những dấu hiệu này thường xuất hiện nhiều và nặng vào ban đêm, tái đi tái lại nhiều lần.

  • Triệu chứng xuất hiện nhiều hơn hoặc nặng hơn khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa…
  • Triệu chứng xuất hiện rõ hoặc xấu đi khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn hen: Lông thú, mạt bụi nhà, phấn hoa, khói thuốc, khói than, hóa chất , mùi hôi thói,thay đổi thời tiết, nhiễm khuẩn đường hô  hấp, vận động nhiều, xúc động mạnh …
  • Triệu chứng được cải thiện khi sử dụng thuốc phòng chống hen.

Cần chú ý những trường hợp dễ nhầm lẫn sau đây:

  • Khi bị hen trẻ có triệu chứng đầu tiên là ho, khò khè thường dễ nhầm với viêm phế quản, viêm phổi . Vì vậy cần lưu ý theo dõi: nếu điều trị bằng kháng sinh không đở hơn trong khi đó điều trị thử bằng thuốc chống hen thì đỡ, trường hợp này trẻ có thể bị hen.
  • Những trường hợp khò khè ở trẻ nhỏ , có thể là do viêm tiểu phế quản , tuy nhiên có khoảng 30% trường hợp viêm tiểu phế quản sẽ trở thành hen sau này
  • Một người bị cảm cúm “ Viêm hô hấp “được điều trị trên 10 ngày không giảm , nhưng khi điều trị bằng thuốc chống hen thì có kết quả nên nghĩ tới hen.
  • Những công nhân tiếp xúc với hóa chất ( Công nhân chế biến thủy sản …) dị nguyên ở nơi làm việc bị ho kéo dài dễ chẩn đoán nhầm với viêm phế quản mạn, trong lúc đó có thể bị hen . Vì vậy cần theo dõi mối liên quan giữa triệu chứng xuất hiện với nơi làm việc ( nghỉ việc thì đỡ…)  
  • Cơn hen có thể khó chẩn đoán khi bị suy hô hấp cấp, nặng ngực và khò khè …Cần phân biệt với các trường hợp viêm đường hô hấp do Virus, viêm phế quản, viêm thanh khí quản, suy tim, dị vật đường thở …

 Khai thác tiền sử gia đình và bản thân: Cơ địa dị ứng chàm viêm mũi dị ứng , mề đay, mẫm ngứa ngoài da. Những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng không điều trị hoặc điều trị không đúng thì 5 năm sau có nhiều khả năng bị hen

Các yếu tố nguy cơ gây hen và làm cơn hen nặng thêm

 

  • Vận động gắng sứcCác yếu tố kịch phát hen suyễn
  • Mạt nhà
  • Nấm móc
  • Khói thuốc lá, thuốc lào, bếp than, bếp củi..          
  • Lông súc vật ( chó, mèo )
  • Con gián
  • Ô nhiễm môi trường
  • Thời tiết thay đổi
  • Cảm cúm
  • Thuốc uống ( Aspirin)
  • Stress
  • Thay đổi cảm xúc mạnh, cười, la hét nhiều…

Để được chẩn đoán chính xác quí bà con có thể đến Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt số 20 – 22 Ngô Quyền Phường 5 Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh.   thể gọi điện thoại tư vấn về bệnh hen suyễn  miễn phí trong giờ làm việc. Số điện thoại  (028)39.575.099

Bài viết gần đây

08-10-2021

Điều trị hen suyễn theo cá thể là hướng điều trị vẫn dựa trên các hướng dẫn chuẩn, tuy nhiên được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá thể ( tình trạng bệnh, khả năng dùng thuốc..)

22-07-2021

Các dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ em bao gồm: ho, khò khè, thở nhanh hay nông, tức ngực.  Các triệu chứng này có thể sẽ nặng hơn vào ban đêm gần sáng, lúc trời lạnh

25-03-2021

Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng viêm đường hô hấp bằng cách đo khí Nitric Oxide trong hơi thở ra (FeNO),  giúp chẩn đoán và theo dõi chính xác tình trạng hen suyễn của bệnh nhân