01 12

Buồn ngủ ngày có thể gây ra nhiều hậu quả. Ngủ không tốt có thể liên quan đến các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường và béo phì.

01 12

Đối với phần lớn người mắc hôi chứng hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ nặng, lựa chọn duy nhất là sử dụng máy thở áp lực dương liên tục CPAP

01 12

Người bệnh thường không biết mình có vấn đề khi ngủ và người ngủ chung và người trong gia đình thường là người phát hiện được các triệu chứng này của bệnh nhân

01 12

Trẻ em mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường ngáy trong lúc ngủ, khó thở hoặc có thể không ngủ được và thường xuyên thức giấc. Chất lượng giấc ngủ của trẻ không tốt

17 07

Chỉ số ngưng thở giảm thở AHI ( viết tắt của Apnea-Hypopnea Index) là chỉ số được dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của hội chứng ngưng thở khi ngủ,

01 12

Các yếu tố nguy cơ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ bao gồm béo phì, nam giới, vòng cổ lớn, amidan có kích thước lớn,uống rượu bia trước khi ngủ, suy giáp..

01 12

Khi nói đến ngáy, quan điểm của nhiều người đó là tật, là đề tài gây cười vì nó rất thường gặp, đặc biệt là ở nam giới và người lớn tuổi. Vì vậy ngáy không được chú ý đến

01 12

CPAP là chữ viết tắt của Continuous Positive Airway Pressure – Máy áp lực dương liên tục. Đây là một dạng máy giúp thở không xâm lấn, nghĩa là người dùng không phải đặt ống thở

01 12

Mỗi con người cần ý thức tốt về  vấn đề vệ sinh giấc ngủ để tránh làm giấc ngủ kém chất lượng, giấc ngủ ngắn, giấc ngủ gián đoạn và  thiếu ngủ nghiêm trọng ở người lớn

01 12

Hậu quả của hội chứng ngưng thở khi ngủ  khá nghiêm trọng, gây ra hoặc làm nặng thêm các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đột quị, đái tháo đường type 2

01 12

Có hai dạng ngưng thở: ngưng thở dạng tắc nghẽn và ngưng thở trung ương. Ngưng thở khi ngủ thường do tắc nghẽn thường gặp hơn ngưng thở trung ương.

01 12

Thở áp lực dương liên tục là tiêu chuẩn vàng để điều trị những người bị ngưng thở khi ngủ ở mức độ trung bình đến nặng.  Sử dụng CPAP như thế nào là hiệu quả?

  • Tác động CPAP đến giảm cân ở bệnh nhân ngưng thở khi ngủ

    TÁC ĐỘNG CỦA CPAP ĐẾN VIỆC GIẢM CÂN Ở

    BỆNH NHÂN NGƯNG THỞ TẮC NGHẼN KHI NGỦ

    ThS. BS. Ngô Nguyễn Hải Thanh

    Trung tâm điều trị  bệnh hô hấp Phổi Việt

    Vì vậy mọi bệnh nhân đều cho rằng để điều trị khỏi OSA thì phải giảm cân và bệnh nhân nào cũng cảm thấy áp lực trong việc giảm cân, thậm chí bác sĩ cũng thấy khó khăn trong việc hướng dẫn và khuyên bệnh nhân của mình giảm cân. Một điều đáng lạc quan đó là: dù chỉ béo phì nhẹ tức là tăng từ 110 – 115% so với cân nặng lí tưởng thì việc giảm cân cũng mang lại nhiều lợi ích và giảm cân dù ít từ 5 – 10% cân nặng thôi thì cũng góp phần cải thiện chỉ số ngưng thở giảm thở (AHI) đáng kể.rước tiên, chúng ta cần biết tại sao chúng ta tăng cân và điều gì làm cho cân nặng ngày càng tăng thêm hay nói cách khác là làm cho việc giảm cân trở nên khó khăn?

    Mỗi ngày chúng ta có rất nhiều hoạt động liên quan đến thức ăn, khi tiệc tùng, khi họp mặt … và nhiều hoạt động này góp phần dẫn chúng ta đi vào lối sống tĩnh tại, ít vận động thể lực. Chúng ta ngồi quá nhiều và sử dụng xe máy để đi đến bất kì đâu. Ngoài ra, đôi khi chúng ta lại hiểu nhầm các tín hiệu của cơ thể về các nhu cầu cơ bản, chẳng hạn như khi khát hoặc buồn ngủ chúng ta lại cho rằng mình đang đói, đôi khi, một số người thèm ăn khi thấy người khác ăn, hành vi ăn uống mang tính bắt chước.

    Béo phì sẽ làm tăng nguy cơ đề kháng insulin (hóc-môn giữ vai trò điều hòa chuyển hóa đường trong cơ thể) và rối loạn đường huyết sẽ dẫn đến đái tháo đường. Hàng loạt các bệnh lí khác cũng liên quan béo phì như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, giảm ham muốn, trầm cảm … Béo phì là đầu mối làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi và trì trệ chứ không phải do tuổi già hoặc OSA, càng làm cân nặng gia tăng.

    Giữa OSA và tăng cân có liên quan với nhau như thế nào?

    Bệnh nhân OSA bị giảm chất lượng giấc ngủ rõ rệt vì những lần thức giấc xảy ra liên tục trong đêm khi bệnh nhân bị ngưng thở, mà nhiều nghiên cứu đã cho thấy có sự liên quan giữa giấc ngủ bị gián đoạn nhiều lần với việc tăng cân. Thực vậy, mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến 2 loại hóc-môn quan trọng đó là Leptin và Ghrelin. Khi no, Leptin được tiết ra từ mô mỡ sẽ báo hiệu cho não rằng mình đã no và không ăn thêm nữa. Trái lại, khi đói, Ghrelin do dạ dày tiết ra, tạo cảm giác đói và phải ăn thêm vào. Khi bị mất ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn sẽ gây tăng tiết Ghrelin và giảm tiết Leptin, vì vậy dẫn đến tăng cân (Hình 1). Những điều trên tạo nên vòng luẩn quẩn giữa tăng cân và rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân OSA.

     

    CPAP tác động như thế nào đến cân nặng ở bệnh nhân OSA?

    Máy thở tạo áp lực dương liên tục (CPAP) là lựa chọn hàng đầu cho hầu hết bệnh nhân OSA mức độ trung bình hoặc nặng. CPAP giúp đường thở ổn định và luôn thông thoáng trong khi ngủ, vì vậy không còn tình trạng tắc nghẽn đường thở gây gián đoạn giấc ngủ. Bệnh nhân sẽ ngủ ngon hơn, không còn bị ảnh hưởng bởi các rối loạn về tim mạch, chuyển hóa và nội tiết tố. Khi đó, hoạt động thể lực, tiết chế ăn uống kết hợp với điều trị CPAP thường xuyên mỗi đêm sẽ giúp giảm cân hiệu quả hơn.

    Theo nghiên cứu mới nhất vào tháng 3/ 2019, tại New Orleans, Hoa Kì, ở những bệnh nhân OSA có béo phì, điều trị CPAP không những là biện pháp giúp cải thiện triệu chứng mà còn là biện pháp giúp giảm cân hiệu quả hơn. Nghiên cứu thực hiện trên 300 bệnh nhân, tất cả đều áp dụng các chế độ hoạt động thể lực và ăn hạn chế 800 Kcal/ ngày. Sau 16 tuần, nhóm bệnh nhân có sử dụng CPAP đều đặn giảm được trung bình tới 12kg so với nhóm bệnh nhân không sử dụng CPAP chỉ giảm được 8.5 – 9.5kg. Các nhà khoa học cho rằng, thay đổi về chất lượng giấc ngủ và thần kinh nội tiết đã đem lại hiệu quả giảm cân tốt hơn.

    Kết luận

    Giảm cân ở bệnh nhân OSA là một quá trình lâu dài, dù chỉ giảm được ít từ 5 – 10% cân nặng cũng cải thiện chỉ số AHI đáng kể. Trong điều trị ban đầu, sử dụng CPAP thường xuyên từ 6 – 7 tiếng mỗi đêm sẽ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ đồng thời cũng là biện pháp giảm cân hiệu quả.

     

     

     
       

     

  • Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ và đột tử

    NGƯNG THỞ TẮC NGHẼN KHI NGỦ VÀ ĐỘT TỬ

    ThS. BS. Ngô Nguyễn Hải Thanh

    Phòng khám chuyên khoa hô hấp Phổi Việt

     

     

    Đột tử là gì?

    Tỉ lệ đột tử ngày một gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là ở người trẻ. Đột tử là hiện tượng một người chưa ghi nhận bệnh gì trước đây đột ngột tử vong. Đột tử có thể xảy ra khi đang làm việc hoặc xảy ra trong khi ngủ. Nguyên nhân đột tử đa phần liên quan đến rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim hoặc một số bệnh tim tiềm ẩn như bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim giãn nở…

    Trong dân số chung, nguy cơ đột tử do vấn đề tim mạch tăng cao vào khoảng thời gian sau khi thức dậy buổi sáng, tức là từ 6 giờ sáng đến giữa trưa. Các bệnh nhân suy tim hoặc nhồi máu cơ tim cấp cũng có nguy cơ đột tử cao trong khoảng thời gian này.

    Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ và nguy cơ đột tử

    Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là dạng rối loạn về hô hấp trong lúc ngủ thường gặp nhất. Khi ngủ, đường hô hấp trên (hầu họng, lưỡi) giảm trương lực, sụp xuống gây tắc nghẽn luồng khí đi vào phổi, có thể chỉ gây hạn chế một phần (giảm thở) hoặc hoàn toàn (ngưng thở). Hiện nay, cứ 5 người thì có 1 người bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ mức độ nhẹ, 15 người thì có 1 người bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ mức độ nặng, trong đó, gần 80% các trường hợp ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ nặng không được chẩn đoán. Hậu quả của mỗi lần ngưng thở, giảm thở trong đêm là nồng độ oxy trong máu giảm và liên tục biến động, một đêm có thể xảy ra cả trăm lần ngưng thở, giảm thở như vậy. Giảm oxy máu trong đêm có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, đặc biệt là có thể gây ra các rối loạn nhịp nguy hiểm dẫn tới tử vong. Vì vậy những người ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ có nguy cơ đột tử trong lúc ngủ cao hơn so với người bình thường. Trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau, tỉ lệ đột tử liên quan các rối loạn về tim mạch ở người ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ tăng cao đáng kể. Hơn 50% trường hợp ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ bị đột tử trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau, khác với người không có ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, đột tử thường xảy ra từ 6 giờ sáng đến giữa trưa. Những người ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ mức độ nặng có nguy cơ đột tử cao hơn so với mức độ nhẹ và trung bình. Nghiên cứu khác còn cho thấy rằng ngủ ngáy thường xuyên (một trong những biểu hiện của ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ) có nguy cơ đột tử liên quan đến các rối loạn tim mạch cao hơn những người chỉ thỉnh thoảng ngủ ngáy hoặc không ngáy, thường xảy ra trong khoảng thời gian từ 4 giờ đến 8 giờ sáng.

     

    Các yếu tố nguy cơ và triệu chứng của ngưng thở khi ngủ

     

    Khi ngủ sâu, các cơ ở đường hô hấp trên (cơ cằm lưỡi) thư giãn tối đa làm đường thở mất ổn định và dễ bị tắc nghẽn, dẫn đến tình trạng giảm oxy máu. Một số bệnh nhân có cấu trúc hàm mặt bất thường (cằm lẹm) hoặc ở trẻ nhỏ có amiđan quá to cũng góp phần gây tắc nghẽn đường thở khi ngủ. Do oxy máu giảm, tim phải đập nhanh hơn để bù trừ lại, vì vậy huyết áp lại tăng lên. Tình trạng giảm oxy máu và tăng khí carbonic quá mức sẽ kích thích não đánh thức cơ thể dậy (vi thức giấc) để bắt đầu thở trở lại (Hình 1). Hiện tượng ngưng thở/ giảm thở này xảy ra rất nhiều lần trong đêm gây gián đoạn giấc ngủ và cơ thể không được phục hồi sau một đêm ngủ. Khi đó, người bệnh sẽ có những biểu hiện liên quan chất lượng giấc ngủ kém:

                              Dễ gây tai nạn giao thông và tai nạn nghề nghiệp để lại nhiều thương tật

    Đôi khi người bệnh lại không có biểu hiện rõ ràng của ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ nên không được quan tâm đúng mức và chưa được đánh giá đầy đủ bởi bác sĩ chuyên khoa. Nhóm này chủ yếu là những người bệnh tăng huyết áp kháng trị (đã sử dụng 3 – 4 loại thuốc hạ áp nhưng vẫn không kiểm soát được huyết áp). Trên những đối tượng này, nhất là những người có kèm nhiều yếu tố nguy cơ khác nên được tầm soát ngưng thở khi ngủ. Điều trị kết hợp ngưng thở khi ngủ sẽ giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn.

    Chẩn đoán và điều trị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ

    Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là đa kí giấc ngủ. Kết quả thể hiện chi tiết về tổng số lần ngưng thở, giảm thở xảy ra trong một giờ ngủ (chỉ số ngưng thở/ giảm thở - AHI) và kể cả những lần vi thức giấc kèm theo. AHI là chỉ số giúp phân loại mức độ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ: dưới 5 là bình thường, 5 – 15 là nhẹ, 15 – 30 là trung bình và trên 30 là nặng. Trong lúc điều trị, AHI cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá đáp ứng với điều trị. Ngoài ra đa kí giấc ngủ còn giúp chẩn đoán các biến cố tim mạch quan trọng và các biến đổi điện não liên quan động kinh xảy ra trong đêm. Tuy đa kí giấc ngủ đánh giá giấc ngủ một cách toàn diện nhất nhưng chi phí cao và đòi hỏi người bệnh phải đến ngủ một đêm tại phòng khám. Đối với những bệnh nhân nguy cơ đã quá cao và không có các bệnh nội khoa nặng đi kèm, máy xách tay đa kí hô hấp đo tại nhà sẽ tiện lợi hơn, giúp chẩn đoán nhanh và có kế hoạch điều trị sớm cho người bệnh.

    Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ hoàn toàn có thể điều trị được. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ như: dụng cụ nâng hàm (hình 2), phẫu thuật vòm họng (hình 3) và máy tạo áp lực dương giúp duy trình sự thông thoáng của đường thở. (Hình 4)

     

     

     

    Bên cạnh các biện pháp điều trị trực tiếp tình trạng ngưng thở tắc nghẽn kể trên, việc điều chỉnh các yếu tố nguy cơ cũng rất quan trọng: Giảm cân đối với những bệnh nhân dư cân/ béo phì (chỉ số AHI sẽ giảm 26% khi giảm 10% cân nặng), ngưng thuốc an thần và rượu bia, thuốc lá. Ở trẻ nhỏ có amiđan quá phát thông thường amiđan sẽ giảm kích thước sau 6 – 7 tuổi, tuy nhiên nếu tình trạng tắc nghẽn đường thở nặng, giảm oxy máu trong lúc ngủ gây ảnh hưởng lên giấc ngủ của trẻ và về lâu dài sẽ tác động xấu lên sự phát triển của trẻ cần xem xét phẫu thuật cắt amiđan sớm cho trẻ.

    Kết luận: Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ khá thường gặp nhưng lại dễ bị bỏ sót, gây các rối loạn nghiêm trọng trong toàn cơ thể mà đặc biệt trên hệ tim mạch, tăng nguy cơ đột tử trong khi ngủ. Tại Việt Nam, các phương tiện chẩn đoán và điều trị ngưng thở khi ngủ ngày càng phát triển và đa dạng, người bệnh có thể tiếp cận một cách dễ dàng. Chẩn đoán và điều trị sớm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ bệnh lí tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não …

  • Xem thêm