Ho khạc đờm nhiều buổi sáng có phải là triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không?

Câu hỏi:

Tôi 53 tuổi, 1 năm trở lai đây tôi thường ho khạc đờm nhiều, bản thân có hút thuốc lá nhưng không nhiều. Xin tư vấn cách điều trị

Trả lời:

Qua những triệu chứng anh kể thì nhiều khả năng anh bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (nhóm ho có đàm) mà trước đây thường gọi là viêm phế quản mạn. Bệnh này do thuốc lá gây ra. Anh không cho tôi biết anh bao nhiêu tuổi, bắt đầu hút thuốc lá từ năm bao nhiêu tuổi, mỗi ngày hút bao nhiêu điếu? Ngoài ho khạc đàm ra anh còn triệu chứng gì khác không thì tôi rất khó để cho anh nhận định là bệnh gì được. Việc anh hút thuốc lá chính là nguyên nhân làm cho anh bị ho khạc đàm như vậy nên đầu tiên anh phải bỏ thuốc lá ngay lập tức. Nếu có điều kiện nên tới khám tại các phòng khám chuyên về hô hấp để được BS chuyên khoa hô hấp khám, chụp X quang, đo hô hấp ký để xác định bệnh rõ hơn.

 

Nếu tôi hút thuốc, bác sĩ đã nghe phổi của tôi và có cho chụp hình phổi, tôi có cần đo hô hấp ký nữa không?

 Đo hô hấp kýCó. Khám lâm sàng và chụp hình phổi không thể khám phá BPTNMT ở giai đoạn sớm được.

 

Nếu hô hấp ký có những kết quả bất thường, có cách nào cải thiện chúng không?

Bạn nên bàn với bác sĩ. Những gì bạn làm được còn tùy vào nguyên nhân làm cho hô hấp ký của bạn bất thường. Dĩ nhiên, nếu bạn hút Hô hấp ký của bệnh nhân COPDthuốc thì phải cai thuốc. Ðiều đó rất quan trọng để bảo tồn chức năng phổi của bạn.

 

Tất cả những bệnh do thuốc lá gây ra có thể được phát hiện nhờ đo chức năng hô hấp không?

Một điều đáng ngạc nhiên là đo chức năng hô hấp hay còn gọi là đo hô hấp ký có khả năng báo trước bệnh lý và tử vong do nhiều bệnh, mặc dầu đây chỉ là một xét nghiệm hô hấp.
Hô hấp ký bất thường báo trước nguy cơ tử vong sớm, do bệnh tim, ung thư phổi, tai biến mạch máu não và do các nguyên nhân khác.

 

Nếu các kết quả hô hấp ký bình thường, điều đó có nghĩa là việc hút thuốc lá không ảnh hưởng gì phải không?

Không. Bạn vẫn phải đo lại 3-5 năm sau. Hô hấp đồ của bạn có thể bình thường bây giờ, nhưng vẫn có thể bất thường sau này. Khói Hô hấp ky bình thườngthuốc lá lôi kéo các tế bào viêm đến phổi, các tế bào này nhã ra nhiều men tiêu hủy phổi. Có thể phổi đã bị tiêu hủy nhiều năm mới được hô hấp ký khám phá.
Hơn nữa, hút thuốc lá làm cho bạn có nguy cơ cao bị nhiều bệnh như ung thư miệng, cổ họng, phổi, thực quản, dạ dày và bàng quang, bệnh tim, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên và ung thư máu. Hút thuốc cũng làm bạn có nhiều nếp nhăn sớm.

 

Nếu tôi ngừng hút thuốc lá, phổi của tôi liệu sẽ hồi phục trở lại như người chưa bao giờ hút thuốc không?

 Ngưng hút thuốc láKhông. Tổn thương do hút thuốc lá có thể là vĩnh viễn. Khi người ta đã đến tuổi trưởng thành, phổi ngưng phát triển và sẽ không bao giờ phát triển lại. Dù cho có tập thể dục hay ăn uống tốt, cũng không làm phổi phát triển lại. Ðó là lý do mà bạn phải giử gìn phổi của bạn ngay từ bây giờ.

 

Nếu tôi không hút thuốc tôi có cần đo chức năng hô hấp không ?

 Bạn vẫn cần đo chức năng hô hấp. Đo chức năng hô hấp hay còn gọi là đo hô hấp ký nên được thực hiện cho tất cả những người đang hút thuốc lá, đã từng hút thuốc lá và người sống trong môi trường có khói thuốc lá hay bị ô nhiễm không khí tại nơi làm việc. Cũng cần làm hô hấp ký cho những người ho dai dẳng, có đàm, khò khè hay khó thở.

 

Làm sao biết là mình mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở giai đoạn đầu, lúc chưa có triệu chứng?

Cách duy nhất để khám phát sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là đo hô hấp ký

 

Làm sao tôi biết chức năng hô hấp của tôi là bình thường?

Bác sĩ so sánh dung tích sống gắng sức (FVC) và thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây đầu (FEV1) của bạn với trị số bình thường. Nếu các trị số này lớn hơn 80% trị số bình thường thì hô hấp ký của bạn bình thường. Những người cần đo hô hấp ký phải biết và theo dõi hai trị số FVC và FEV1 của mình

 

Khi nào cần đo dung tích phổi?

Đo dung tích phổi bằng máy phế thân ký là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và theo dõi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Ngoài các thông số của hô hấp ký thông thường, phế thân ký đo được kháng lực đường  và mức độ ứ khí phế nang của bệnh nhân

 

Ai mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Người hút thuốc lá dễ bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính90% bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là người hút thuốc lá. 10% còn lại là người có bệnh nhiễm trùng phổi nặng trước kia hoặc do bất thường về di truyền, như thiếu alpha 1-antitrypsin. Trong gia đình có thể có nhiều người hút thuốc lá mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, do thể tạng nhạy cảm di truyền.

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là ho khạc đàm nhầy trắng kéo dài vào buổi sáng, khó thở khi gắng sức, bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian với những cơn cấp nặng với triệu chứng ho, đàm mủ, khó thở tăng lên. . COPD diễn tiến mạn tính ngày càng nặng dần lên, không thể điều trị khỏi hẳn được nhưng có thể điều trị giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển của bệnh, cải thiện khả năng gắng sức, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm đợt cấp và giảm tử vong.  Đến gặp bác sỹ sớm để được khám bệnh, đo Hô hấp ký,  tham gia chương trình phối hợp điều trị COPD bao gồm phòng tránh các yếu tố nguy cơ trong đó có cai thuốc lá, tiêm ngừa cúm, tiêm ngừa viêm phổi, sử dụng thuốc dãn phế quản, thuốc kháng viêm đường hít, phục hồi chức năng hô hấp, sử dụng oxy liệu pháp tại nhà và can thiệp phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi khi có chỉ định là con đường điều trị COPD đúng đắn.

 
  • Xem thêm