Hướng xử trí hen đợt cấp tại nhà

Hướng xử trí hen đợt cấp tại nhà

BS. Quách Minh Phong

Bác sĩ điều trị bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

 

Cơn hen cấp là những đợt khó thở cấp tính nặng nề kèm theo thở rít do tắc nghẽn đường thở đột ngột. Cơn hen cấp có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào nhưng thường xuất hiện về đêm, làm bệnh nhân phải thức giấc, ngồi dậy để  thở. Cơn hen có thể xuất hiện trên bệnh nhân đã được kiểm soát tốt nhưng  đột nhiên  tiếp xúc với yếu tố gây nguy cơ. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, sự xuất hiện những  cơn hen đồng nghĩa với việc điều trị kém hoặc bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Cơn hen cấp xuất hiện với các dấu hiệu sau đây:

Khó thở liên tục không nằm được ( phải ngồi chống tay ngửa người  ra trước để thở ), tiếng thở rít, khó thở khi đi lại, khi nói, nhịp thở tăng nhanh trên 30 lần trên phút. Nói từng từ một ( khó nói, khó ho, nói không thành câu); vã mồ hôi, nhịp tim nhanh có khi hơn  120 lần trên  phút; bệnh nhân bồn chồn lo lắng, sợ hãi. Khi có những dấu hiệu  trên buộc phải  xử trí cấp cứu kịp thời, tốt nhất là xử trí  tại nhà ( nếu có thuốc) trước khi đi bệnh viện.

Nếu tại nhà có thuốc  thì  ưu tiên hàng đầu là thuốc giãn phế quản dạng hít Ventolin MID (bình xịt định liều ), xịt từng nhát một và hít sâu vào mỗi lần 2 nhát. Sau 20 phút chưa giảm tiếp tục 2 nhát nữa và sau 20 phút  vẫn chưa giảm tiếp tục xịt 2 nhát nữa. Trong 1 giờ có 6 nhát xịt mà không giảm thì phải chuyển nhập viện ngay, hoặc thuốc Formoterol/Budesonide ( Symbicort) hít 2 nhát mỗi lần, nếu không giảm  sau 10 – 20 phút nhắc lại liều trên, liều tối đa 12 nhát trong  24 giờ. Trường hợp tại nhà có máy phun khí dung ( phun mù ), nên cho bệnh nhân sử dụng thuốc phun Ventolin  5mg đối với trẻ trên 5 tuổi và người lớn hoặc 2,5mg cho  trẻ dưới 5 tuổi. Corticoid toàn thân dùng sớm ngay khi có thể, tốt nhất ngay trong giờ đầu Prednisolone 40 – 60mg uống ( viên 5mg uống 8- 10 viên ). Dù cắt được cơn hay không, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ điều trị chuyên khoa  để được tư vấn và hướng điều trị tiếp sẽ tốt hơn. Điều trị bệnh hen, suyễn là quá trình  lâu dài, giảm liều dần và tìm liều thuốc thích hợp để kiểm soát được hoàn toàn  tình trạng bệnh. Riêng trẻ em nếu điều trị liên tục tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ thì khi đến 15 tuổi thì tỉ lệ  khỏi bệnh  cao.

 Tuy nhiên điều trị cơn hen cấp tại nhà  điều quan trọng là:

 Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân  cần nhận biết sớm các dấu hiệu trở nặng của bệnh  và phải điều trị  ngay khi các triệu chứng  vừa  xuất hiện.

Những yếu tố khởi phát cơn hen cấp:

 Có ít nhất 1 lần phải đi cấp cứu vì cơn hen trong năm; hoặc đang dùng thuốc hay ngưng dùng thuốc Glucococorticoid đường uống  như Prednisolon hay chích Kenacort; không sử dụng thuốc điều trị  ngừa cơn ( Symbicort hoặc Seretide ) đều đặn; lệ thuộc vào thuốc cắt cơn nhanh. Đặc biệt đối với những bệnh nhân dùng bình xịt cắt cơn (ventolin ) hơn 1 bình trên  tháng; hoặc hen nhạy cảm với thuốc Aspirin và các thuốc kháng viêm giảm đau khác, hoặc có tiền sử dị ứng với thức ăn, tiền sử không tuân thủ điều trị, không chấp nhận  chẩn đoán của bác sĩ; hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ngừa cơn đã kiểm soát mà  tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng làm bùng phát cơn hen cấp, cụ thể  như: thời tiết thay đổi, dị ứng thức ăn, phấn hoa, làm việc gắng sức, cảm cúm, côn trùng cắn đốt, khói thuốc lá…

Tóm lại dùng thuốc cắt cơn là yếu tố điều trị  tạm thời trong giai đoạn cấp. Phương pháp điều trị chính hen suyễn là điều trị  dự phòng bằng thuốc ngừa cơn rất có hiệu quả nhưng cũng  ít tác dụng phụ. Bệnh nhân không nên để đến  khi triệu chứng cơn hen cấp xảy ra  mới dùng thuốc cắt cơn, hoặc dùng thuốc corticoid uống như Prednisolon, Dexamethasone… hoặc chích Kenacort  vì những loại thuốc này sẽ gây tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm như loãng xương dẫn đến gẫy xương, giữ nước, tăng huyết áp dễ có nguy cơ nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não, suy thận về sau. Nếu có cơn hen kịch phát và sau khi cắt được cơn hen, điều quan trọng của bệnh nhân là phải đến khám tại những phòng khám chuyên khoa  nhằm được tư vấn sức khỏe và  lập bệnh án theo dõi thường xuyên.

Trung tâm điều trị bệnh Phổi Việt thành lập phòng khám chuyên khoa hô hấp gần 3 năm, là địa chỉ đáng tin cậy của  các bệnh nhân hen, suyễn

Bài viết gần đây

08-10-2021

Điều trị hen suyễn theo cá thể là hướng điều trị vẫn dựa trên các hướng dẫn chuẩn, tuy nhiên được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá thể ( tình trạng bệnh, khả năng dùng thuốc..)

22-07-2021

Các dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ em bao gồm: ho, khò khè, thở nhanh hay nông, tức ngực.  Các triệu chứng này có thể sẽ nặng hơn vào ban đêm gần sáng, lúc trời lạnh

25-03-2021

Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng viêm đường hô hấp bằng cách đo khí Nitric Oxide trong hơi thở ra (FeNO),  giúp chẩn đoán và theo dõi chính xác tình trạng hen suyễn của bệnh nhân